Bảng 2.5: Tình hình chất lượng tín dụng của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2008-2010
Trang 53 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009
Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2008- 2010)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,3% thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (5%). Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,2% tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục tăng cao với tỷ lệ 2,35% gần gấp đôi so với năm 2009. Tỷ lệ này tăng là do trong năm 2010 tình hình kinh tế nước ta vẫn rất khó khăn, chính phủ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Trong khi ngân hàng tập trung cho vay để đầu tư phát triển cho nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.
Đối với hoạt động ngân hàng chất lượng tín dụng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Trong đó các yếu tố như nợ quá hạn, nợ xấu nếu được kiểm soát tốt sẽ làm cho tình hình tài chính của ngân hàng ổn định, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt các yếu tố này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu chứng tỏ qua 3 năm tổng dư nợ của ngân hàng tăng mạnh cùng với đó nợ quá hạn cũng tăng khá nhanh. Trong đó nợ quá hạn qua 3 năm tăng mạnh, cụ thể năm 2008 nợ quá hạn là 4,647 tỷ đồng đến năm 2009 là 26,020 tỷ đồng tăng 21,373 tỷ đồng, sang năm 2010 nợ quá hạn là 62.702 tỷ đồng tăng 36,682 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Đối với tình hình nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2008 là 16,178 tỷ đồng sang năm 2009 nợ xấu là 10,380 tỷ đồng giảm 5,798 tỷ đồng. Còn đến năm 2010 mặc dù nợ xấu tăng lên nhưng mức tăng tương đối thấp 0,559 tỷ đồng. Có được kết quả này chứng tỏ khá năng quản lý nợ của
Trang 54 5. Nợ quá hạn/Tổng DN % 0,3 1,2 2,35 6. Nợ xấu/Tổng DN
ngân hàng khá tốt, các nhân viên tín dụng luôn quản lý tốt các khoản vay của khách hàng từ đó đảm bảo dư nợ luôn được kiểm soát tốt vì vậy nợ xấu luôn ở mức thấp.
Đối với hoạt động ngân hàng việc quản trị rủi ro là hết sức cần thiết mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Để có thể đưa ra những chính sách quản trị một cách hiệu quả ngân hàng cần phải tính toán các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng để từ đó đưa ra những chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Nhìn chung các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng đều ở mức khá tuy nhiên đang có dấu hiệu gia tăng qua các năm. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng. Với chỉ số nợ quá hạn/tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng, cụ thể năm 2008 là 0,3% đến năm 2009 là 1,2% và sang năm 2010 là 2,35%. Nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ảnh hưởng mạnh đến kinh tế nước ta gây ra nhiều hệ luỵ đối với hoạt động sản xuất trong nước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc tình tình nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm dần qua các năm. Trong đó tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2008 là 1,04% sang năm 2009 chỉ còn 0,48% và đến năm 2010 còn 0,41%, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, và có xu hướng giảm,đồng thời chi nhánh đã duy trì tỷ lệ này ở mức thấp và nằm trong phạm vi an toàn của các NHTM (nhỏ hơn 3%). Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của BIDV Hậu Giang ở mức độ tốt, chi nhánh đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Do đó, đây là tỷ lệ tương đối thấp và có thể chấp nhận được, tuy có rủi ro nhưng không đáng kể vì một khi kinh doanh lĩnh vực tiền tệ hay bất cứ lĩnh vực nào thì phải chấp nhận rủi ro và vấn đề phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải quan tâm đến tình trạng nợ xấu để hạn chế mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. Do đó, ta thấy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tình trạng nợ xấu như tiến hành thu hồi các khoản nợ, thận trọng trước khi quyết định cho vay, nâng cao công tác thẩm định của cán bộ tín dụng cũng như theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn... vì vậy có nhiều kết quả khả quan thể hiện tỷ lệ nợ xấu đã giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ năng lực quản lý nợ của ngân hàng là khá tốt nhưng vẫn còn ở mức cao, trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách cụ thể nâng cao trình độ chuyên môn đội
ngũ nhân viên tín dụng ngân hàng nhằm tăng cường năng lực quản lý nợ từ đó góp phần quản lý nợ một cách hiệu quả.
Tỷ lệ nợ không có TSĐB trên tổng dư nợ
Ngoài nợ xấu thì nợ không có tài sản đảm bảo cũng rất cần được quan tâm. Vì đối với loại nợ này sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ và khi đó ngân hàng sẽ rất khó thu hồi được nợ. Tình hình nợ không có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ qua 03 năm khá biến động, cụ thể năm 2008 là 5% sang năm 2009 có xu hướng giảm chỉ còn 3%. Tuy nhiên, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng gấp đôi so với năm 2009 chiếm 6%. Nguyên nhân xuất phát từ việc Chính phủ có nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát dẫn đến lãi suất huy động của các ngân hàng tăng mạnh kéo theo lãi suất cho vay trong giai đoạn này khá cao trên 20%/năm. Để đảm bảo hoạt động cho vay nhằm cân đối tình hình tài chính giữa nguồn vốn huy động và cho vay, ngân hàng đã có nhiều chính sách nới lỏng trong hoạt động cho vay từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ không có tài sản đảm bảo tăng cao.