Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004-

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 52 - 108)

2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn:

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển vững bền thì ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng BIDV Hậu Giang luôn đáp ứng nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, phát hành chứng từ có giá,vay các tổ chức kinh tế, vốn điều chuyển từ trung ương. Bảng số liệu sau đây cho thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm qua.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004 – 2010

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2011)

Trang 41 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị

Nguồn vốn của ngân hàng BIDV Hậu Giang luôn có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Trong đó, nguồn vốn khác chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (trên 70%). Đây được xem là nguồn vốn để bổ sung vào vốn lưu động khi cần thiết, nguồn vốn này chủ yếu là vốn điều chuyển từ Trung ương. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và có nhiều biến động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn từ nền kinh tế.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này có xu hướng tăng đều trong giai đoạn vừa qua (2004 – 2010). Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu mà ngân hàng BIDV Hậu Giang mới thành lập vì vậy nguồn vốn từ huy động chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì vậy ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, mặt khác đây là năm đầu Hậu Giang mới chia tách, nên cùng với sự phát triển của địa phương, nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao trong khi vốn huy động của ngân hàng còn thấp không đủ khả năng đáp ứng vì vậy ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn này để giúp ngân hàng có thể đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn của khách hàng quá cao nên ngân hàng phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng, vì vậy mà vốn vay cũng có sự gia tăng đáng kể. Cùng với sự gia tăng của vốn điều chuyển thì vốn khác như lãi chưa phân phối, nguồn vốn ủy thác và đầu tư cũng tăng lên cao nên làm cho loại nguồn vốn này của ngân hàng trong năm có sự gia tăng đáng kể.Bên cạnh đó, sự gia tăng của tổng nguồn vốn còn nhờ sự gia tăng của vốn huy động đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn vừa qua.

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn

Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến mảng huy động vốn. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Chi nhánh đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Ta thấy, đây là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu

từ: tiền gửi của KBNN và các TCTD khác, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và phát hành chứng từ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu).

Với phương thức huy động như trên cùng với việc linh hoạt trong công tác huy động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền ngày càng nhiều. Từ đó, đã làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua từ năm 2004 - 2010. Sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi các TCKT, dân cư và tiền gửi của KBNN và TCTD khác có sự biến động nhưng cũng phần nào góp phần đến sự gia tăng này. Tuy vào năm 2008, vốn huy động đã giảm nhẹ và sau đó tăng đều trở lại. Sở dĩ có sự biến động giảm như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, với khó khăn chung của nền kinh tế là lạm phát và nhập siêu cao, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu, sản xuất và lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Do huy động vốn khó khăn, buộc ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để huy động và giữ nguồn vốn. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà ngân hàng sử dụng là tăng lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì vậy, ngân hàng BIDV Hậu Giang đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm tiếp theo.

Mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng lên nhưng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn đầu ngân hàng BIDV Hậu Giang mới thành lập, vì vậy ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, mà chủ yếu là từ lãi suất huy động. Ngân hàng BIDV Hậu Giang là một ngân hàng thương mại quốc doanh nên lãi suất huy động vốn phải dựa vào lãi suất trần do ngân hàng Trung ương quy định, vì vậy mà lãi suất huy động của ngân hàng thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã góp phần hạn chế khách hàng đến gửi tiền.

2.1.4.3. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay của BIDV Hậu Giang

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2010)

Trang 44 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng.

Qua Bảng 2.2 ta thấy danh số cho vay của Chi nhánh luôn có xu hướng ngày càng gia tăng đều trong thời gian qua (2004 – 2010). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế của tỉnh Hậu Giang đang ngày càng được chú trọng và phát triển, vì đây là tỉnh mới chia tách nên các sở, ban ngành cũng đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển, vì vậy cần nguồn vốn lớn cho sự phát triển này, bên cạnh đó một bộ phận dân cư sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến họ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một bộ phận người chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên họ cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh kinh doanh mới. Bên cạnh đó, do bản chất là ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho nên hoạt động cho vay chủ yếu của ngân hàng là cho vay trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng mà kể từ khi tỉnh Hậu Giang được chia tách thì yêu cầu phát triển chung của tỉnh là đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, để góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và để tạo ra thế và lực mới góp phần đưa Hậu Giang ngày càng phát triển hơn.

Mặt khác, nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay trong thời gian qua là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển linh hoạt hoạt động tín dụng làm cho đồng vốn ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho các lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Ngoài ra, còn do sự cố gắng không ngừng của các cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, công tác phát vay, giảm bớt thủ tục xin vay vốn, cố gắng hết lòng giúp đỡ các khách hàng để hoàn thành thủ tục vay vốn… tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng BIDV Hậu Giang.

2.1.4.4. Hoạt động khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế, ngân hàng BIDV Hậu Giang cũng không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng đồng thời nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Dịch vụ là hoạt động hầu như chiếm rất ít rủi ro trong hoạt động của ngân hàng; đồng thời, có thể giúp marketing về ngân hàng đến dân chúng một cách khá hiệu quả. Do đó, trong thời gian qua, ngân hàng BIDV Hậu Giang đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư và phát triển dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền.

2.1.4.5. Hiệu quả kinh doanh

Bảng 2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2010)

Trang 46 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tình hình lợi nhuận của chi nhánh luôn có sự biến động không ổn định. Trong đó, ta thấy tăng đều vào giai đoạn 2004 – 2008 nhưng sau đó lại giảm đi nhanh chóng vào năm 2009 và 2010. Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận như sau:

a) Xét khoản mục thu nhập

Nhìn chung thì thu nhập của chi nhánh luôn tăng đều trong thời gian qua, tuy nhiên có giảm nhẹ vào năm 2010. Nguyên nhân là do chi nhánh có nhiều nỗ lực trong hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế, thu hút càng đông khách hàng đến vay vốn vì vậy thu lãi từ hoạt động cho vay càng tăng cao đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn thu của chi nhánh (chiếm trên 90% nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng). Tuy nhiên, đến năm 2010 lơị nhuận của chi nhánh giảm nhẹ là do nguồn thu ngoài lãi đột ngột giảm mạnh vì vậy làm cho thu nhập giảm.

Do thu nhập chủ yếu của hầu hết các ngân hàng nói chung và của ngân hàng BIDV Hậu Giang nói riêng thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nên trong quá trình hoạt động chi nhánh không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay, và có những chính sách tín dụng hợp lý nên làm cho dư nợ tăng lên, cũng như sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ và thu hút nhiều khách h àng lớn có uy tín. Mặt khác, ngân hàng BIDV Hậu Giang còn đẩy mạnh phát triển dịch vụ như: chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán các loại thẻ, mua bán và kinh doanh ngoại tệ... qua đó làm cho thu nhập của chi nhánh tăng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, thu nhập có giảm vào năm 2010 là do khoản mục thu nhập ngoài lãi giảm đột ngột từ 34.376 triệu đồng vào năm 2009 xuống còn 18.918 triệu đồng vào năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuất hiện ngày càng nhiều NHTMCP như: NHTMCP Á Châu, NH Liên Việt, Ngân hàng Phương Đông Vì vậy, thị phần ngân hàng đã ngày càng bị chia sẽ, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về sản phẩm cũng như dịch vụ với nhiều tiện ích cùng như sản phẩm ngày càng đa dạng đã làm cho ngân hàng BIDV Hậu Giang rất khó khăn trong cạnh tranh cũng như thu hút khách hàng.

b) Xét khoản mục chi phí

Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng BIDV Hậu Giang cũng không ngừng gia tăng trong thời gian qua, đặc biệt là chi phí lãi chiếm

trên 80% tổng chi phí của ngân hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh nên chi nhánh đặc biệt chú trọng đầu tư cải tiến các sản phẩm, dịch vụ mới cho phù hợp với tình hình thị trường, tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới cũng như đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực do đó làm cho chi phí tăng đáng kể trong thời gian qua.

Ngoài ra, do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trước sự xuất hiện của các NHTM khác trên địa bàn nên chi nhánh phải đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng. Đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất, cũng như gia tăng các dịch vụ tiện ích, sản phẩm mới của các ngân hàng khác, do đó để tăng tính cạnh tranh cũng như lợi nhuận nên ngân hàng BIDV Hậu Giang tốn nhiều chi phí cho các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể là chi phí huy động vốn ngày càng tăng do mặt bằng lãi suất liên tục tăng, chi phí nâng cao chất lượng dịch vụ, các chương trình khuyến mãi, chi phí dự phòng rủi ro dẫn đến chi phí không ngừng gia tăng.

c) Xét khoản mục Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của lợi nhuận của chi nhánh biến động tăng khá cao trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008. Thu nhập tăng nhanh vì chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng đồng thời phát triển dịch vụ như: thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán L/C, thanh toán các loại thẻ VISA, MASTER, mua bán và kinh doanh ngoại tệ nên thu nhập của chi nhánh tăng tưởng khá mạnh. Tuy tốn nhiều chi phí như: chi phí huy động, chi phí khuyến mãi, cũng như chi phí đào tạo cán bộ nhân viên, chi phí dự phòng nên làm cho chi phí tăng mạnh qua các năm. Nhưng lợi nhuân của ngân hàng vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, tình hình lợi nhuận của ngân hàng BIDV Hậu Giang lại giảm mạnh vào năm 2009 và năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình tinh tế gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 và việc điều chỉnh lãi suất là điều không thể thiếu của các ngân hàng. BIDV Hậu Giang đã giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của NHNN, bên cạnh đó do sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt nên chi nhánh đã tốn nhiều chi phí đặc biệt là trong công tác huy động vốn, chi phí khuyến mãi làm chi phí của ngân hàng BIDV Hậu Giang tăng đột ngột, đồng thời thu nhập của chi nhánh cũng có xu hướng giảm vì vậy lợi nhuận của ngân hàng giảm trong 2 năm này.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BIDVHẬU GIANG HẬU GIANG

2.2.1 Môi trường vĩ mô2.2.1.1 Môi trường kinh tế: 2.2.1.1 Môi trường kinh tế:

Bao gồm các yếu tố: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, tỉ giá hối đoái và lãi suất, tiền lương và thu nhập, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Yếu tố kinh tế cũng đem lại nhiều cơ hội cho ngân hàng. Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển ổn định, ít lạm phát sẽ đem lại nguồn thu nhập của người dân cao, vì vậy họ sẽ có xu hướng tích lũy để tiết kiệm và họ thường chọn kênh đầu tư vào ngân hàng vì ít rủi ro hơn các danh mục đầu tư khác như: chứng khoán, bất

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 52 - 108)