Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 75 - 77)

Đối với hội sở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì bộ phận thực hiện công tác quản lý rủi ro do Ban Quản lý tín dụng và Ban kế toán thực hiện, không thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập như các hệ thống ngân hàng khác.

Tại ngân hàng BIDV Hậu Giang, hiện nay chưa có một bộ phận chuyên trách về công tác quản lý rủi ro mà công việc này do Phòng tín dụng và Bộ phận quản lý tín dụng đảm trách .

Theo mô hình tổ chức hiện tại của Ngân hàng BIDV Hậu Giang, nhiệm vụ của phòng tín dụng và bộ phận quản lý tín dụng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng như sau:

+ Phòng tín dụng:

Đặc biệt cuối năm 2007, ngân hàng đã đưa mô hình đổi mới hoạt động tín dụng theo hướng phát huy tối đa từng chức năng cho vay, tách Phòng tín dụng thành 03 phòng: Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Quản lý nợ. Mô hình quản lý mới ba bộ phận: Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro – Quản lý nợ chưa thật sự phát huy hiệu quả, trách nhiệm giữa các bộ phận chưa được tách bạch rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, làm kéo dài thời gian thẩm định và xử lý hồ sơ tín dụng gây phản ứng khó chịu cho khách hàng.

- Phòng Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro – Quản lý nợ thường xuyên và định kỳ rà soát các danh mục tín dụng để phát hiện các dấu hiệu nảy sinh và có báo cáo cụ thể. Báo cáo này là một văn bản không thể thiếu trong hồ sơ tín dụng của từng khoản vay.

- Khi một khoản nợ vay được Phòng Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro – Quản lý nợ xếp hạng là nợ xấu (từ nhóm 5 đến nhóm 7 theo bảng phân loại khoản vay ), ngay lập tức Phòng Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro – Quản lý nợ chuyển hồ sơ khoản nợ sang bộ phận Quản lý Tín dụng tại ngân hàng để theo dõi. Các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và cung cấp các thông tin cần thiết về khoản vay cho bên nhận bàn giao (bộ phận Quản lý Tín dụng).

+Bộ phận quản lý tín dụng:

- Ngay sau khi nhận bàn giao các khoản nợ xấu từ Phòng Tín dụng, bộ phận Quản lý Tín dụng trong vòng 5 ngày làm việc phải đồng thời thực hiện và hoàn thành các bước sau:

Bước 1: Cùng cán bộ tín dụng hoàn tất báo cáo tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của khoản nợ (cả nguyên nhân khách quan và chủ quan).

Bước 2: Chuyển các khoản nợ này sang tài khoản nợ xấu tương ứng theo quy định, đồng thời đề xuất trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với khoản nợ xấu đó.

Bước 3: Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay và tài sản đảm bảo, kiểm tra và đánh giá lại tài sản đảm bảo; Kiểm tra lại khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng hoặc người bảo lãnh; Đánh giá lại tình hình tài chính và thứ tự ưu tiên trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w