Xuất 1: Mở thêm tài khoản chi tiết và sổ chi tiết cho giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm,tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần bia sài gòn miền trung tại phú yên (Trang 143 - 153)

a. Sự cần thiết của đề xuất:

Sau khi tìm hiểu về công tác kế toán tại công ty em nhận thấy đối với khoản doanh thu công ty đã mở sổ chi tiết và tài khoản chi tiết, đây là một mặt mạnh của

công ty. Tuy nhiên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh việc quản lý chặt chẽ

doanh thu và chi phí không thì chưa đủ, vì thế việc mở rộng tiểu khoản và sổ chi tiết cho tài khoản 632 là rất cần thiết, mặc dù công ty có tính giá vốn chi tiết cho từng loại bia.

b. Nội dung của đề xuất:

Trong giá vốn hàng bán công ty ngoài chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất bia thì công ty còn kinh doanh phụ là vận chuyển bia hơi. Nhưng nghiệp vụ này phát sinh không nhiều nên theo em có thể lập thêm tài khoản và sổ chi tiết cho giá vốn hàng bán khác. Cụ thể như sau:

- TK 6321 – giá vốn hàng bán bia chai 355ml - TK 6322 – giá vốn hàng bán bia chai 450ml - TK 6323 – giá vốn hàng bán bia hơi

CN CTY CP BIA SG MIỀN TRUNG TẠI PHÚ YÊN MST: 4100739909-001

265 Nguyễn Tất Thành - P8 –TP. Tuy Hòa

SỔ CHI TIẾT 6321 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tên, quy cách hàng hóa: Bia Chai SG 355 (MS:/Đvt: két)

Tháng 02 năm 2009 Chứng từ Số tiền Số hiệu Ngày Diễn giải TK ĐƯ Số lượng Nợ Thành phẩm PX0183826 2/2 Xuất bán 1.500 két SG 355ml – Cty TNHH 1 TV TM SA BE CO 155 1.500 60.293.897 PX0183846 4/2 Xuất bán 900 két SG 355ml – Cty TNHH 1TV TM SA BE CO 155 900 36.176.338 PX0188028 16/2 Xuất bán 550 két SG 355ml – Cty TNHH 1 TV TM SA BE CO 550 22.107.762 ……… Xác định kết quả kinh doanh 911 6.331.960.563 KC 6321 28/2 KC giá vốn hàng bán bia 355ml 911 6.331.960.563 Tổng cộng 6.331.960.563 6.331.960.563

Người ghi sổ Kế toán trưởng

Tương tự cho sổ chi tiết TK 6322, TK 6323, TK 6324.

c. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất:

Nếu tổ chức theo dõi chi tiết như vậy thì việc hạch toán và theo dõi giá vốn hàng bán từng loại bia dễ dàng và rõ ràng hơn.

3.2 Đề xuất 2: Mở thêm tài khoản chi tiết cho TK 155 a. Sự cần thiết của đề xuất:

Tại công ty, TK 155 chỉ được sử dụng như TK trung gian. Ví dụ khi phát sinh nghiệp vụ nhập kho thành phẩm kế toán định khoản

Nhập kho từ sản xuất bia chai SG 355ml, kế toán định khoản: Nợ TK155

Có TK1541

Ghi như vậy nhà quản lý khó nắm được giá thành từng loại sản phẩm. b. Nội dung của đề xuất:

Theo em công ty nên mở chi tiết cho TK155 như cho giá vốn hàng bán. TK155 – thành phẩm

+ TK 1551 – thành phẩm bia chai SG 355ml + TK 1552 – thành phẩm bia chai SG 450 ml + TK 1553 – thành phẩm bia hơi

Như vậy theo biện pháp này, nhập kho thành phẩm sẽ được định khoản lại: Nhập kho từ sản xuất bia chai SG 355ml, kế toán định khoản:

Nợ TK1551

Có TK1541

c. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất:

Nếu thực hiện như vậy sẽ giúp việc hạch toán được rõ ràng và nhà quản lý dễ thấy đươc giá thành của từng loại bia.

3.3 Đề xuất 3: Hoàn thiện cách ghi đối với chi phí khuyến mãi a. Sự cần thiết của đề xuất: a. Sự cần thiết của đề xuất:

Việc tổ chức khuyến mãi công ty chưa thực hiện theo nghị định 37/2006/NĐ – CP ban hành ngày 4/4/2006 quy định chi tiết thi hành luật thương mại, về một số hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triễn lãm thương mại. Do đó việc khuyến mãi như vậy không được coi như khuyến mãi nữa mà có thể coi như trường hợp cho, biếu, tặng. Nhưng công ty đã làm theo

thông tư 30/2008/TT – BTC ngày 16/4/2008 thi hành luật thuế GTGT và sửa đổi một số điều thông tư 32/2007/TT – BTC ngày 9/4/2007 và hạch toán như sau:

+ Hạch toán giá vốn Nợ 632 69.706

Có 155 69.706 + Hạch toán CP khuyến mãi Nợ 64162 150.000

Có 51122 150.000 Việc hạch toán như vậy là không được hợp lý, do đó phải hạch toán lại như sau: b. Nội dung của đề xuất:

+ Hạch toán giá vốn Nợ 632 69.706

Có 155 69.706 + Hạch toán CP khuyến mãi Nợ 64162 150.000

Có 512 136.364 Có 3331 13.636 c. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất:

Nếu công ty thực hiện như vậy sẽ giúp cho việc hạch toán chi phí khuyến mãi được chính xác hơn.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc hạch toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung chi nhánh Phú Yên, được sự giúp đỡ của các cô chú anh chị phòng Tài chính - Kế toán công ty cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Ngô Xuân Ban em đã đi sâu tìm hiểu kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đưa ra một số đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các cô chú anh chị phòng kế toán trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Ngô Xuân Ban cùng các cô chú anh chị phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung chi nhánh Phú Yên đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 19 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài giảng kế toán tài chính 1 và 2 của bộ môn Kế toán khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang

- Bài giảng quản trị tài chính Th.S Chu Lê Dung - Chế độ kế toán quyển 1 và 2 của Bộ Tài Chính - Một số khóa luận của các anh chị khóa trước - Trang web: www. Google.com

PHỤ LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tháng 2 năm 2009

Đơn vị: VNĐ

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Tháng 2

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 11.390.006.544

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 4.855.995.408

- Thuế tiêu thụ đặc biệt 4.855.995.408

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 6.534.011.136

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 6.517.190.143

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 16.820.993

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 20.179.420

7. Chi phí tài chính 22 VI.28 15.291.589

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 15.291.589

8. Chi phí bán hàng 24 189.837.246

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 437.551.381

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25)] 30 (605.679.803)

11. Thu nhập khác 31 228.923.265

12. Chi phí khác 32 16.568.295

13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 212.354.970

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 (393.324.833)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 (393.324.833)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đơn vị: VNĐ

TÀI SẢN Mã s Thuyết minh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

A/ TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 53.351.370.768 44.997.717.704 37.433.489.003 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 17.028.302.248 14.867.968.630 6.070.784.722

1. Tiền 111 V.01 17.028.302.248 14.867.968.630 6.070.784.722

III. Các khoản phải thu 130 17.794.437.630 9.039.416.285 2.794.858.127

1. Phải thu khách hàng 131 3.515.058.855 7.240.226.310 2.285.599.400 2. Trả trước cho người bán 132 13.644.297.459 345.718.403 353.675.081 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 635.081.316 1.453.471.572 155.583.646

IV. Hàng tồn kho 140 17.453.054.376 20.890.061.967 28.459.824.861

1. Hàng tồn kho 141 V.04 17.453.054.376 20.890.061.967 28.459.824.861

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.075.576.514 200.270.822 108.021.293

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 104.258.591 3. Thuế và các khoản khác pthu Nhà nước 154 V.05 505.567.928

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 465.749.995 200.270.822 108.021.293

B/ TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 31.888.109.124 61.509.818.243 65.177.806.703 II. Tài sản cố định 220 29.106.438.031 49.769.011.723 41.614.557.402

- Nguyên giá 222 41.219.672.822 70.925.987.022 72.105.237.402 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (12.465.322.106) (21.715.732.340) (31.938.083.234) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 44.496.089 13.087.085 - Nguyên giá 228 62.818.008 62.818.008 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (18.321.919) (49.730.923)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 975.860.000 3.284.360.000 11.414.360.000

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 975.860.000 975.860.000 975.860.000

3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 2.308.500.000 11.548.500.000

4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259 (1.110.000.000)

V. Tài sản dài hạn khác 260 1.805.811.093 8.456.446.520 12.148.889.301

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 1.805.811.093 8.456.446.520 12.148.889.301

TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270=100+200) 270 85.239.479.892 106.507.535.947 102.611.295.706 NGUỒN VỐN A/ NỢ PHẢI TRẢ(300=310+320) 300 6.663.271.478 9.740.040.065 106.173.291.478 I. Nợ ngắn hạn 310 6.604.672.056 9.296.363.244 20.574.887.628 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2.467.552.175 2. Phải trả người bán 312 319.290.168 5.259.759.514 6.185.068.972

3. Người mua trả tiền trước 313 17.250.000

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 V.16 2.692.664.451 3.080.103.429 7.174.430.456 5. Phải trả người lao động 315 480.863.679 671.913.181 731.761.052

6. Chi phí phải trả 316 V.17 110.909.091 211.465.787 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 2.983.694.667 284.587.120 3.804.609.186 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II. Nợ dài hạn 330 58.599.422 443.676.821 85.598.403.850

2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 84.365.303.850 3. Phải trả dài hạn khác 333 18.400.000 331.500.000 1.233.100.000 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 40.199.422 112.176.821

B/ VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430) 400 78.576.208.414 96.767.495.882 (3.561.995.772)

I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 76.943.725.318 95.689.630.424 (4.415.657.032)

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 60.000.000.000 60.000.000.000 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 10.096.703.294 20.869.404.745 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 1.154.758.643 2.025.186.719

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 5.692.263.381 12.795.038.960 (4.415.657.032)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1.632.483.096 1.077.865.458 853.661.260

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 1.632.483.096 1.077.865.458 853.661.260

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 85.239.479.892 106.507.535.947 102.611.295.706

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 3 NĂM (2006, 2007, 2008)

Đơn vị:VNĐ

CHỈ TIÊU Mã s Thuyết minh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 125.023.061.633 169.512.640.708 191.970.621.664 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 56.745.671.519 71.471.343.530 79.383.245.056 - Hàng bán bị trả lại 110.720.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 79.272.252.056 3. Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 68.277.390.114 98.041.297.178 112.587.376.608 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 42.898.560.699 66.955.823.274 101.217.723.216 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 25.378.829.415 31.085.473.904 11.369.653.392 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 521.401.248 760.739.911 393.018.214 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 21.787.335 63.045.331 1.397.547.658 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 17.416.667 236.570.910 8. Chi phí bán hàng 24 399.992.554 794.718.795 1.813.445.801 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.248.875.560 7.179.541.393 7.709.827.633 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25)] 30 19.229.575.214 23.808.908.296 841.850.514 11. Thu nhập khác 31 381.115.211 393.590.572 1.705.950.909 12. Chi phí khác 32 47.587.847 23.941.200 1.380.622.339 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 333.527.364 369.649.372 325.328.570 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 19.563.102.578 24.178.557.668 1.167.179.084 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 1.088.369.963 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 19.563.102.578 24.178.557.668 78.809.121 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm,tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần bia sài gòn miền trung tại phú yên (Trang 143 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)