Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ…
1.7.1.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 635 – chi phí tài chính
Bên nợ:
+ Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính. + Lỗ bán ngoại tệ.
+ Chiết khấu thanh toán cho người mua.
+ Các khoản lỗ nhượng bán, thanh lý các khoản đầu tư. + Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ hoạt động kinh doanh. + Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư đã hoàn thành đầu tư vào chi phí kinh doanh.
+ Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Bên có:
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
+ Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
1.7.1.3 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.15: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH 1.7.2 Doanh thu tài chính:
1.7.2.1 Nội dung:
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi cho thuê tài chính…
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia.
+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn. + Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.
+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá hoái đối. + Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
Điều kiện ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia: thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện
121,221,222,223,228 111,112,242,335 129,229 111,112 111,112 413 129,229 911 635
Trả lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp
Dự phòng giảm giá đầu tư
Lỗ về các khoản đầu tư
Tiền thu về bán các khoản đầu tư Chi phí hoạt động liên doanh, liên kết Bán ngoại tệ (giá ghi sổ) Lỗ về bán ngoại tệ
KC lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ
KC chi phí tài chính cuối kỳ
Hoàn nhập số chênh lệch
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ việc giao dịch đó. + Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.
Cơ sở ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
+ Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
+ Tiền lãi bản quyền được ghi nhận trên cơ sơ dồn tích phù hợp với hợp đồng. + Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
1.7.2.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 515 – doanh thu hoạt động tài chính
Bên nợ: Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK911 để xác định KQKD.
Bên có: Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
1.7.2.3 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.16: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN DOANH THU TÀI CHÍNH
3331 911 515 111,112 331 111,112,131 413 111,112,138,152…
DT cổ tức, lợi nhuận được chia
Lãi bán ngoại tệ
Chiết khấu thanh toán được hưởng
DT cho thuê cơ sở hạ tầng
3331
Thuế GTGT
Chênh lệch tỷ giá
Cuối kỳ k/c doanh thu
tài chính Thuế GTGT phải nôp
1.8 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KHÁC: 1.8.1 Chi phí khác:
1.8.1.1 Nội dung:
+ Chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán. + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Bị phạt tiền, truy nộp thuế.
+ Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.
1.8.1.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 811 – chi phí khác
Bên nợ:Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
1.8.1.3 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.17: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ KHÁC
111,112,331 111,112,141 211,213 111,112 214 133 333 811 911
Chi phí phát sinh cho thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
Thuế GTGT
(nếu có)
Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán Giá trị hao mòn Tiền phạt do vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật Tiền bị phạt thuế, truy nộp thuế
Các khoản chi phí khác phát sinh như thu hồi nợ…
Cuối kỳ k/c chi phí khác
1.8.2 Thu nhập khác:
1.8.2.1 Nội dung:
+ Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại. + Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
1.8.2.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 711 – thu nhập khác
Bên nợ: Số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp.
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang TK 911.
Bên có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.18: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THU NHẬP KHÁC 3331 911 711 3331 111,112,131 331, 338 344, 338 111,112 352 111,112 Số thuế GTGT phải nộp (theo pp trực tiếp)
Cuối kỳ KC các khoản thu
nhập khác phát sinh trong kỳ
Thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ
(nếu có)
Các khoản nợ phải trả không xác định được
chủ nợ, qđ xóa ghi vào thu nhập khác
152,156,211
Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ
Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ,
tiền BH cty BH bồi thường, phạt khách
hàng do vi phạm hợp đồng, tiền thưởng
của khách hàng liên quan đến bán hàng, CCDV không tính trong DT
Khi hết thời hạn bảo hành, nếu công trình không bảo hành hoặc số dự phòng phải trả
về công trình xây lắp > chi phí thực tế
phát sinh phải hoàn nhập
Hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế TTĐB được tính vào thu nhập khác
Tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược, ký
1.9 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Sơ đồ 1.19: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
632 641 642 635 811 821 421 911 511 512 515 711 821 421 KC giá vốn hàng bán vào cuối kỳ KC chi phí bán hàng vào cuối kỳ KC chi phí quản lý DN vào cuối kỳ KC chi phí tài chính vào cuối kỳ KC chi phí khác vào cuối kỳ
KC chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
KC lãi
KC doanh thu thuần
vào cuối kỳ
KC doanh thu nội bộ
vào cuối kỳ
KC doanh thu tài chính vào cuối kỳ
KC thu nhập khác
vào cuối kỳ
KC chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH
PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN MIỀN TRUNG TẠI PHÚ YÊN: MIỀN TRUNG TẠI PHÚ YÊN:
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển chi nhánh:
Tên chi nhánh: Chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên.
Trụ sở chính: 265 Nguyễn Tất Thành – Phường 8 – TP.Tuy Hòa – Phú Yên.
Điện thoại: 057.3824061 Fax: 057.3822583
Tên giao dịch đối ngoại: Saigon–Mientrung Beer Join Stock Company Branch Phu Yen. Tên giao dịch gọi tắt: SMB – PY.
Trước đây chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên là Công ty liên doanh bia Sài Gòn được thành lập từ sự góp vốn của hai doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn và Công ty sản xuất xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên. Tổng vốn đầu tư là 148 tỷ đồng, mỗi bên góp 50%. Công ty hoạt động theo giấy phép số 006042/GP/TLDN-02 của UBND tỉnh Phú Yên cấp ngày 16/10/1996 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 25/12/1998 với công suất thiết kế ban đầu là 10 triệu lít/năm.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Công ty liên doanh bia Sài Gòn đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần bia Sài Gòn Phú Yên theo giấy phép thành lập số 3603000069 ngày 28/03/2005 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/05/2005 với tổng vốn điều lệ là 60 tỷ đồng. Trong đó: Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn là 51%, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Phú Yên là 19% còn lại 30% bán cho người lao động.
Công ty đã nâng công suất nhà máy lên 23 triệu lít/năm từ ngày 01/04/2006 và hiện nay công ty đang tiến hành mở rộng thiết bị và nâng công suất lên 50 triệu lít/năm.
Từ đầu tháng 10 năm 2008 được sự đồng ý của Công ty cổ phần bia Sài Gòn Bình Định và Công ty cổ phần bia Sài Gòn Đắc Lắc, Công ty cổ phần bia Sài Gòn Phú Yên đã hợp nhất với hai công ty này để thành lập Công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung và trở thành Chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên. Chi nhánh đã đăng ký hoạt động kinh doanh và được sở kế hoạch đầu tư
tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3613000053 đăng ký lần đầu vào ngày 21/10/2008.
Chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên là đơn vị phụ thuộc hạch toán đầy đủ, chịu sự quản lý toàn diện của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Miền Trung theo phân cấp của hội đồng quản trị, có mã số thuế, tài khoản và con dấu riêng. Vốn của Chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên được Công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung giao vốn.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ:2.1.2.1 Chức năng: 2.1.2.1 Chức năng:
+ Chuyên sản xuất và cung ứng bia chai mang nhãn hiệu Sài Gòn theo đơn đặt hàng của Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường các tỉnh Miền Trung.
+ Chuyên sản xuất và cung ứng bia hơi. + Kinh doanh các loại bia, nước giải khát…
2.1.2.2 Nhiệm vụ:
+ Chấp hành tốt các chính sách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. + Quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh theo đúng chế độ chính sách hiện hành, bảo tồn và phát triển vốn đảm bảo trang trải về tài chính.
+ Thực hiện quản lý lao động tại chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh.
2.1.3 Tổ chức quản lý và sản xuất tại chi nhánh: 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý: 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên được tổ chức theo mô hình chức năng trực tuyến thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN MIỀN TRUNG TẠI PHÚ YÊN
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
Giám đốc chi nhánh:
Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, nghị định của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị. Là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh trước pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo cho hội đồng quản trị, đại hội cổ đông công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Phó giám đốc chi nhánh:
Giúp giám đốc điều hành quản lý công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Phụ trách về công nghệ sản xuất bia, kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc, bảo trì thiết bị máy móc và công tác bảo hộ lao động. Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất, theo dõi kiểm tra việc thực hiện của phòng kỹ thuật công nghệ và các phân xưởng.
Phòng hành chính nhân sự:
Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách nhà nước quy định. Tham mưu cho giám đốc quản lý về công tác bảo vệ an ninh trật tự, quản trị hành chính, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác hành chính, bảo hộ lao động. Lập kế hoạch về đào tạo nguồn nhân lực, thi nâng lương…, xây dựng nội quy, quy chế triển khai và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện…
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PGĐ CHI NHÁNH Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật công nghệ Phân xưởng nấu và lên men Phân xưởng chiết Phân xưởng động lực
Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa, tiền vốn và các khoản kinh phí của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tài chính và quyết toán định kỳ theo quy định. Xây dựng định mức kinh tế, kiểm tra việc thực hiện các dự toán, sử dụng nguồn vốn, vật tư. Thực hiện quản lý các nghiệp vụ ghi chép, hạch toán đúng theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán tiền lương...
Phòng kế hoạch - kinh doanh:
Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, ký các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa, xây dựng cơ bản, sửa chữa máy móc thiết bị của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt…
Phòng kỹ thuật công nghệ:
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, thiết bị công nghệ sản xuất, kiểm tra và thử nghiệm nguồn vật tư và sản phẩm, đầu tư trang thiết bị, đào tạo kỹ thuật. Kiểm soát quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng kế hoạch sản xuất bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, định mức kỹ thuật. Giải quyết sự cố kỹ thuật và công nghệ, đo lường hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
Phân xưởng nấu và lên men:
Sản xuất cung cấp dịch đường theo kế hoạch sản xuất và kế hoạch chất lượng cho phân xưởng lên men. Nhận dịch đường từ phân xưởng nấu, sản xuất và cung cấp bia theo kế hoạch sản xuất và kế hoạch chất lượng cho phân xưởng chiết. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác sửa chữa khắc phục sự cố kỹ thuật và công nghệ…
Phân xưởng chiết:
Nhận bia từ phân xưởng lên men, nhận vỏ keg theo kế hoạch, tổ chức sản xuất bia thành phẩm theo kế hoạch. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ thuật công nghệ…
Phân xưởng động lực:
Tham mưu cho ban giám đốc về những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết
bị động lực và nguồn vật chất phục vụ sản xuất như: điện, nước, hơi nước, CO2, công tác bảo trì bảo dưỡng, sữa chữa, xử lý nước thải, vận hành hệ thống thiết bị, máy động lực và hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình. Cung cấp điện, nước, hơi