Tổ chức quản lý và sản xuất tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm,tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần bia sài gòn miền trung tại phú yên (Trang 43 - 153)

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý của chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên được tổ chức theo mô hình chức năng trực tuyến thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN MIỀN TRUNG TẠI PHÚ YÊN

Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:

 Giám đốc chi nhánh:

Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, nghị định của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị. Là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh trước pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo cho hội đồng quản trị, đại hội cổ đông công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

 Phó giám đốc chi nhánh:

Giúp giám đốc điều hành quản lý công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Phụ trách về công nghệ sản xuất bia, kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc, bảo trì thiết bị máy móc và công tác bảo hộ lao động. Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất, theo dõi kiểm tra việc thực hiện của phòng kỹ thuật công nghệ và các phân xưởng.

 Phòng hành chính nhân sự:

Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách nhà nước quy định. Tham mưu cho giám đốc quản lý về công tác bảo vệ an ninh trật tự, quản trị hành chính, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác hành chính, bảo hộ lao động. Lập kế hoạch về đào tạo nguồn nhân lực, thi nâng lương…, xây dựng nội quy, quy chế triển khai và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện…

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PGĐ CHI NHÁNH Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật công nghệ Phân xưởng nấu và lên men Phân xưởng chiết Phân xưởng động lực

 Phòng tài chính kế toán:

Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa, tiền vốn và các khoản kinh phí của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tài chính và quyết toán định kỳ theo quy định. Xây dựng định mức kinh tế, kiểm tra việc thực hiện các dự toán, sử dụng nguồn vốn, vật tư. Thực hiện quản lý các nghiệp vụ ghi chép, hạch toán đúng theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán tiền lương...

 Phòng kế hoạch - kinh doanh:

Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, ký các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa, xây dựng cơ bản, sửa chữa máy móc thiết bị của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt…

 Phòng kỹ thuật công nghệ:

Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, thiết bị công nghệ sản xuất, kiểm tra và thử nghiệm nguồn vật tư và sản phẩm, đầu tư trang thiết bị, đào tạo kỹ thuật. Kiểm soát quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng kế hoạch sản xuất bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, định mức kỹ thuật. Giải quyết sự cố kỹ thuật và công nghệ, đo lường hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.

 Phân xưởng nấu và lên men:

Sản xuất cung cấp dịch đường theo kế hoạch sản xuất và kế hoạch chất lượng cho phân xưởng lên men. Nhận dịch đường từ phân xưởng nấu, sản xuất và cung cấp bia theo kế hoạch sản xuất và kế hoạch chất lượng cho phân xưởng chiết. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác sửa chữa khắc phục sự cố kỹ thuật và công nghệ…

 Phân xưởng chiết:

Nhận bia từ phân xưởng lên men, nhận vỏ keg theo kế hoạch, tổ chức sản xuất bia thành phẩm theo kế hoạch. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ thuật công nghệ…

 Phân xưởng động lực:

Tham mưu cho ban giám đốc về những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết

bị động lực và nguồn vật chất phục vụ sản xuất như: điện, nước, hơi nước, CO2, công tác bảo trì bảo dưỡng, sữa chữa, xử lý nước thải, vận hành hệ thống thiết bị, máy động lực và hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình. Cung cấp điện, nước, hơi

nước, CO2, đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý đạt yêu cầu; lắp đặt, sửa chữa, bảo

trì và khắc phụ sự cố liên quan đến thiết bị điện, mạng điện toàn chi nhánh…

Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN MIỀN TRUNG TẠI PHÚ YÊN

Malt Nước Gạo Tách tạp chất Nghiền Đạm hóa Tách tạp chất Nghiền Dịch hóa, hồ hóa Đường hóa Lọc Đun sôi Lắng Làm lạnh Lên men Lọc bia Tàng trữ

Chiết chai Chiết keg Vệ sinh

Hoàn thiện Súc rửa Nước nóng hèm Houblon hoa Nấm men Không khí chai Thành phẩm Thành phẩm keg Kiểm tra

Giải thích sơ đồ công nghệ:

Malt sau khi thu nhận từ silô chứa được đưa qua các bộ phận sàng, tách sạn để loại bỏ tạp chất ra khỏi malt trước khi đem đi nghiền thành bột mịn theo đúng yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất bia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa trong quá trình thủy phân sau này. Bột malt sau khi nghiền lấy khoảng 5% - 10% cho quá trình làm malt lót ở nồi gạo. Bột malt xay xong được tiến hành phối trộn với nước theo tỷ lệ nhất định. Nước dùng để pha bột malt có nhiệt độ khoảng 38 ˜C - 40 ˜C. Sau khi phối trộn 5 – 10 phút tiến hành nâng nhiệt lên 50 ˜C – 52 ˜C, giữ ở nhiệt độ này khoảng 15 – 20 phút để tiến hành quá trình đạm hóa.

Gạo là nguyên liệu thay thế thường dùng 20% - 30% so với tổng lượng nguyên liệu dùng để sản xuất bia. Cũng tương tự malt sau khi được làm sạch xong được đưa đi nghiền nát thành bột mịn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồ hóa sau này. Bột gạo nghiền xong được đưa đi phối trộn với nước. Trong quá trình phối trộn đồng thời cho malt lót vào. Sau khi phối trộn 5 – 10 phút tiến hành nâng nhiệt để thực hiện quá trình hồ hóa và dịch hóa tinh bột.

Sau quá trình hồ hóa tinh bột kết thúc đưa toàn bộ khối tinh bột hồ hóa sang nồi malt để thực hiện quá trình đường hóa bằng cách thử Iốt không đổi màu tiến hành quá trình lọc hèm để tách bã hèm ra khỏi dịch đường. Dịch đường thu được tiến hành đun sôi với hoa houblon. Quá trình đun sôi này nhằm hòa tan và chiết xuất một số thành phần có trong hoa houblon tạo hương và vị đặc trưng cho bia sau này. Đồng thời góp phần loại bỏ những hợp chất hòa tan không ổn định và không có lợi cho bia sau này.

Dịch đường sau khi đun sôi được đưa đi lắng trong, tại đây kết tủa được hình thành trong quá trình đun sôi được lọai ra. Sau đó dịch đường được đưa đi làm lạnh nhanh đến nhiệt độ yêu cầu cho quá trình lên men và tiến hành bổ sung oxy, cấy men để tiến hành quá trình lên men. Kết thúc quá trình lên men chính tiến hành thu hồi men sữa để lên men cho mẻ sau còn dịch lên men được hạ nhiệt độ để tiến hành quá trình lên men phụ. Trong suốt quá trình lên men chính và phụ việc khống chế

nhiệt độ một cách hợp lý là rất quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm lên men có thành phần ổn định và hình thành hương vị đặc trưng cho bia.

Kết thúc quá trình lên men bia non được đưa đi lọc nhằm loại bỏ cặn và nấm men còn sót lại trong quá trình lên men.

Bia sau khi lọc tàng trữ một thời gian nhất định nhằm ổn định chất lượng trước khi chiết. Ở đây việc chiết bia được tiến hành 2 quá trình chiết đó là chiết bia tươi và chiết bia chai. Đối với bia tươi sau khi chiết vào keg được đưa đi bảo quản lạnh còn bia chai sau khi chiết được tiến hành thanh trùng, dán nhãn.

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua: nhánh trong thời gian qua:

2.1.4.1 Các nhân tố bên trong:

+ Nguồn nhân lực: đa số cán bộ công nhân viên chi nhánh còn trẻ, năng động và có năng lực, tay nghề thành thạo. Cụ thể có 54 cán bộ công nhân viên là kỹ sư, cử nhân; 72 công nhân kỹ thuật; 49 lao động phổ thông. Nhờ vậy họ có thể quản lý và vận hành nhà máy hiệu quả, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng trong suốt những năm qua.

+ Về công nghệ: chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên là thành viên của Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn, sản xuất các sản phẩm bia chai Sài Gòn theo tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ do Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn quy định. Trong thời gian qua chi nhánh đã sản xuất ổn định cả về sản lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu chất lượng, được người tiêu dùng và tổng công ty chấp nhận.

+ Văn hóa công ty: trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh luôn chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa kinh doanh lành mạnh.

Tổ chức hoạt động của chi nhánh được tuân thủ theo qui định của pháp luật và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện các hệ thống quản lý tiên tiến ISO 9001:2000, ISO 14001:2004… đã tạo nên sự xuyên suốt trong công tác quản lý và ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước và nội quy, quy chế của chi nhánh, tạo sự đoàn kết và gắn bó nội bộ từ cấp cao xuống đến từng nhân viên.

Các chế độ đãi ngộ và khen thưởng thích đáng nên đã phát huy được thành tích thi đua lao động sáng tạo trong công nhân viên lao động, hàng năm có trên 20 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý được áp dụng mang lại hiệu quả cao.

+ Hệ thống thông tin trong quản lý doanh nghiệp: hiện tại chi nhánh đã có mạng Lan nội bộ, kết nối tất cả các máy của các phòng, phân xưởng của chi nhánh. Đồng thời các máy đều được kết nối Internet tốc độ cao ADSL. Công ty đã sử dụng website nội bộ từ năm 2005 để quản lý, chia sẻ thông tin nội bộ của chi nhánh góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài:

+ Yếu tố hội nhập: toàn cầu hóa đã tạo ra sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp, có nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ khu vực đã đem đến những sản phẩm bia, rượu…Điều này ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng bia trong nước giảm. Sản phẩm của chi nhánh cũng giảm theo, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị chậm lại. + Yếu tố lạm phát: từ năm 2007 trở về trước doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế với mức độ lạm phát nhỏ không đáng kể. Từ những tháng đàu năm 2008 lạm phát tăng mạnh làm cho các yếu tố đầu vào tăng mạnh, làm cho giá bán tăng cao. Trong khi đó sức mua của người dân giảm do đó ảnh hưởng đến hoạt động sân xuất kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

+ Chế độ chính sách nhà nước: pháp luật ổn đinh, chính sách thuế có nhiều ưu đãi từ khi công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần như miễn giảm thuế trong những năm đầu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

2.1.5 Đánh giá khái quát hoạt đông sản kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua (năm 2006, năm 2007, năm 2008): gian qua (năm 2006, năm 2007, năm 2008):

Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm (2006, 2007, 2008)

2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %

Tổng doanh thu và thu nhập

Đồng 69.179.906.573 99.195.627.661 114.686.345.731 30.015.721.088 43,39 15.490.718.070 15,62

Lợi nhuận trước thuế Đồng 19.563.102.578 24.178.557.668 1.167.179.084 4.615.445.090 23,59 (23.011.378.584) (95,17) Lợi nhuận sau thuế Đồng 19.563.102.578 24.178.557.668 78.809.121 4.615.445.090 23,59 (24.099.748.547) (99,67) Tổng tài sản Đồng 85.239.479.892 106.507.535.947 102.611.295.706 21.268.056.055 24,95 (3.896.240.241) (3,66) Tổng vốn chủ sở hữu Đồng 78.576.208.414 96.767.495.882 (3.561.995.772) 18.191.287.468 23,15 (100.329.491.654) (103,68) Tổng nộp ngân sách Đồng 60.076.000.000 80.056.000.000 87.236.323.666 19.980.000.000 33,26 7.180.323.666 8,97 Tổng quỹ lương Đồng 4.771.000.000 5.474.000.000 6.028.000.000 703.000.000 14,73 554.000.000 10,12 Tổng số lao động Người 188 181 172 (7) (3,72) (9) (4,97) Thu nhập bình quân Đồng / Người 2.767.491 3.288.355 3.969.844 520.864 18,82 681.489 20,72

Tỷ suất lợi nhuận/doanh

thu

% 28,28 24,37 0,07 (3,91) (13,83) (24,30) (99,71)

Tỷ suất lợi nhuận/vốn

chủ sở hữu

% 24,90 24,99 (2,21) 0,09 0,36 (27,20) (108,84)

Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy:

+ Tổng doanh thu và thu nhập năm 2006 là 69.179.906.573 đồng, năm 2007 là 99.195.627.661 đồng, năm 2008 là 114.686.345.731 đồng. Qua 3 năm ta thấy chỉ tiêu tổng thu nhập và doanh thu đều tăng. Cụ thể là năm 2007 tăng 30.015.721.088 đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 43,39 %, năm 2008 tăng 15.490.718.070 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 15,62 %. Nguyên nhân của viêc tăng tổng doanh thu và thu nhập là do lượng tiêu thụ qua các năm đều tăng mạnh. Điều này cho thấy hoạt động tiêu thụ của chi nhánh tiến triển tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào lợi nhuận mang lại từ hoạt động đó.

+ Do doanh thu tăng nên kéo theo lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 24.178.557.668 đồng tăng 4.615.445.090 đồng so với năm 2006 tương đương với tăng 23,59 %. Chứng tỏ năm 2007 công ty làm ăn có hiệu quả. Năm 2008 mặc dù doanh thu tăng cao nhưng do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát đã đẩy các chi phí tăng cao nên làm cho lợi nhuận trước thuế chỉ còn 1.167.179.084 đồng, giảm 23.011.378.584 đồng tương đương với giảm 95,17 %.

+ Năm 2006 và năm 2007 công ty mới chuyển đổi từ công ty liên doanh sang công ty cổ phần nên được hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận sau thuế năm 2006, năm 2007 cũng chính là lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 78.809.121 đồng giảm rất nhiều so với lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân là do có những khoản chi phí không hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế phải loại ra, do đó đã làm cho thu nhập chịu thuế tăng cao và lợi nhuận trước thuế giảm nên lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm mạnh mặc dù doanh nghiệp vẫn còn được giảm 50 % thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Tổng tài sản năm 2007 là 106.507.535.947 đồng tăng 21.268.056.055 đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 24,95 %. Do năm 2007 công ty làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nên đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất làm

tổng tài sản tăng lên. Nhưng đến năm 2008 tổng tài sản lại giảm 3.869.240.241 đồng tương ứng giảm 3,66 % so với năm 2007. Do ảnh hưởng của biến động kinh tế làm hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút vì thế quy mô sản xuất của công ty cũng bị thu hẹp.

+ Năm 2007 tổng vốn chủ sở hữu chiếm tương đối lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty so với năm 2006. Con số này đã tăng lên 18.191.287.468 đồng tương đương với 23,15 %. Do lợi nhuận sau thuế tăng lên, nên công ty đã trích lập

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm,tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần bia sài gòn miền trung tại phú yên (Trang 43 - 153)