Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 56 - 58)

- Chánh án, Phó chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật hình sự

a. Phạm tội có tổ chức

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, làm sai lệch kết quả bầu cử có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau,vạch kế hoạch để thực hiện hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Làm sai lệch kết quả bầu cử có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân cơng, sắp đặt vai trị của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Người cầm đầu có thể là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, nhưng cũng có thể là người khơng có

trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà có thể chỉ là người có chức vụ, quyền hạn hoặc khơng có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên đối với người thực hành nhất thiết phải là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử.

Do đặc điểm của tội phạm này nên hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử thường được thực hiện có tổ chức, vì muốn làm lai lệch kết quả bầu cử nếu chỉ do một người thực hiện thì rất khó, mà phải do nhiều người, có sự phân cơng, nếu khơng, rất dễ bị phát hiện.

b. Gây hậu quả nghiêm trọng

Làm sai lệch kết quả bầu cử gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác nên đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội hoặc lợi ích chính đáng của cơng dân. Cho đến nay chưa có giải thích hoặc hướng dẫn thế nào là làm sai lệch kết quả bầu cử gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng căn cứ vào thực tiễn xét xử có thể coi những thiệt hại sau đây là hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử gây ra:

- Làm sai lệch kết quả bầu cử dẫn đến kết quả bầu cử bị huỷ bỏ, phải tổ chức bầu cử lại;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

- Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định hậu quả khác là hậu quả nghiêm trọng như: Gây ra dư luận xấu trong nhân dân làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị và trật tự ở địa phương.

Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội bị phạt tù từ một năm đến ba năm, cũng là tội phạm ít nghiêm trọng. So với khoản 2 Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 2 Điều 127 Bộ luật hình sự năm 1999 là quy định mới hoàn tồn nên khơng áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 127 Bộ luật hình sự, Toà án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật hình sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự , khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể phạt người phạm tội dưới một năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì Tồ án có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.

3. Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại khoản 3 Điều 127 Bộ luật hình sự, thì ngồi hình phạt chính, người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Khi áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, Toà án cần xác định, nếu xét thấy để người phạm tội đảm nhiệm những chức vụ đó có thể gây nguy hại cho xã hội, thì mới áp dụng hình phạt này, không nên áp dụng tràn nan. Thông thường, chỉ áp dụng đối với trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả bầu cử mới áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.

So với Điều 128 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này, thì khoản 3 Điều 127 Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định nhẹ hơn, nên được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới bị phát hiện xử lý.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)