Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 29 - 30)

Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở của công dân là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Quyền này được ghi nhận tại Điều 73 Hiến pháp năm 1992: “Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó khơng đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở của cơng dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật” Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của cơng dân cịn được cụ thể hố bởi những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tại Điều 7 (đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. không ai được xâm phạm chỗ ở của công dân. Việc khám xét chỗ ở phải theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự); Điều 115 (căn cứ khám chỗ ở); Điều 116 (Thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở); Điều 118 (Khám chỗ ở). Ngoài quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khám chỗ ở, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng có những quy định về khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì cũng được coi như khám chỗ ở theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định chặt chẽ hơn.

Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của cơng dân, có thể là nhà ở, ký túc xá, tầu thuyền của ngư dân mà cả gia đình họ sinh sống trên tầu thuyền đó như là nhà ở của mình, cũng có khi chỉ là một túp lều, một chỗ ở gầm cầu, bến tầu, bến xe, vỉa hè của những người sống lang thang cơ nhỡ...

Nếu nhà ở, căn hộ do Nhà nước quản lý nhưng chưa có người ở mà người phạm tội có hành vi xâm phạm (phá khố vào chiếm nhà) thì khơng phải là xâm phạm chỗ ở của công dân mà tuỳ trường hợp cụ thể mà hành vi xâm phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở theo điều 270 Bộ luật hình sự; nếu chủ nhà đã ở trong căn nhà đó nhưng vì điều kiện phải đi cơng tác, đi du lịch, học tập lâu ngày mà phải khố cửa khơng ở thường xun mà người khác xâm phạm thì cũng là hành vi xâm phạm chỗ ở của cơng dân. Nhưng nếu đó là nhà của cơng dân đã hoặc đang hồn tất, mà người phạm tội đến chiếm thì tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm sở hữu quy định tại chương XIV Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đây là vấn đề chưa được tổng kết thực tiễn xét xử nên cịn có những quan điểm khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng hành vi xâm phạm nhà bỏ không của cá nhân vẫn là hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân.

Mặc dù theo Hiến pháp, thì cơng dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu xâm phạm chỗ ở của người nước ngoài cũng bị coi là xâm phạm chỗ ở của cơng dân, vì theo quy định tại Điều 81 Hiến pháp năm 1992 thì, người nước ngồi cư trú tại Việt Nam nếu tuân theo Hiến pháp và pháp lụât Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)