Xem Luật khiếu nại, tố cáo phần phụ lục

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 78 - 80)

- Chánh án, Phó chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

18 Xem Luật khiếu nại, tố cáo phần phụ lục

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo như: Bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo; không xử lý hoặc xử lý qua loa cho xong chuyện không đúng với tính chất, mức độ vi phạm của người bị khiếu nại, tố cáo. Ví dụ: Một cán bộ bị tố cáo là nhận hối lộ tới 60.000 USD của người phạm tội mua bán ma tuý, nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính.

Khơng chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo là hành vi của người có trách nhiệm mà cố ý khơng thực hiện việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo khi đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn ở cấp dưới khơng chấp hành quyết định của cấp trên trong việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại tố cáo. Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quyết định giao cho bà H được quyền sử dụng vườn Cà phê, nhưng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện cố ý không giao vườn Cà phê cho bà H, nên đã gây thiệt hại cho bà H 50.000.000 đồng. Khi xác định hành vi phạm tội này, cần chú ý đến hậu quả do hành vi không chấp hành quyết định gây ra. Nếu hành vi không chấp hành quyết định nhưng chưa gây thiệt cho người khiếu nại tố cáo thì chưa cấu thành tội phạm. Thiệt hại gây ra cho người khiếu nại, tố cáo bao gồm thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần, đối với thiệt hại về vật chất có thể tính được bằng tiền, nhưng đối với thiệt hại về tinh thần thì khó xác định, do đó khi xem xét hành vi gây thiệt hại về tình thần phải căn cứ vào nhiều yếu tố để ác định thiệt hại đó đã tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người phạm tội hay chưa.

Trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc của

người khác vì bị khiếu nại, tố cáo hoặc tuy khơng bị khiếu nại tố cáo nhưng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc có liên quan đến người bị khiếu nại, tố cáo đã có hành vi gây thiệt hại (làm hại) cho người đã khiếu nại, tố cáo mình hoặc người mà mình quan tâm. Thủ đoạn trả thù rất đa dạng, tinh vi có thể trả thù ngay hoặc chờ cơ hội sẽ trả thù, có khi năm năm, mười năm sau, do đó, khi xác định hành vi trả thủ phải lấy thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi trả thù làm căn cứ xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chứ khơng lấy thời điểm xảy ra hành vi khiếu nại tố cáo để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi trả thù lại cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với động cơ trả thù. Ví dụ: Do bị anh Đinh Văn T tố cáo nên Nguyễn Như B bị cách chức giám đốc Công ty 262. Sau khi bị cách chức, B đã thuê Bùi Xuân K và Đỗ Thanh N chặn đánh anh T bị trọng thương có tỷ lệ thương tật 50%. Hành vi của B, K và N là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thuổcth quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự với các tình tiết định khung hình phạt là: Có tổ chức, th gây thương tích (đối với B), gây thương tích thuê (đối với K và N).

Người trả thù chỉ có thể là con người cụ thể ( thể nhân), nhưng người bị trả thù có thể là thể nhân nhưng cũng có thể là cơ quan, tổ chức, vì theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo thì người khiếu nại là cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Hậu quả của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần do hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo gây ra cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Những thiệt hại này có thể tính ra bằng tiền, nhưng cũng có thể khơng tính ra được bằng tiền, do đó, nếu những thiệt hại khơng thể tính được bằng mọt số tiền thì phải đánh giá một cách tồn diện để xác định hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo đã gay ra hậu quả như thế nào cho xã hội.

Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc đối với trường hợp phạm tội quy định tại điểm b khoản 1 của điều luật, vì nếu chưa gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo thì chưa cấu thành tội phạm, cịn đói với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 của điều luật hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vấn phải xác định thiệt hại đẻ đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thực hiện hành vi của mình do cố ý, với nhiều động cơ, mục đích khác nhau như: vì lợi ích vật chất, vì danh vọng, địa vị xã hội... Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc do không hiểu biết mà xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thì khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo mà tuỳ trường hợp, nếu hành vi xâm phạm đó gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự.

B. NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)