Phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 50 - 51)

- Chánh án, Phó chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

1. Phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126 Bộ luật hình sự

Là trường hợp xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, là cấu thành cơ bản của tội phạm, được quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

So với khoản 1 Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì khoản 1 Điều 126 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, nên được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý.

Cũng như đối với các tội phạm khác, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 126 Bộ luật hình sự, Tồ án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một trong hai hành vi quy định tại điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo khơng giam giữ, chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một trong rất ít trường hợp quy định mức cao nhất của khung hình phạt có một năm tù. Điều này, cho thấy chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội này chủ yếu lấy giáo dục là chính.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)