II- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
29 Xem“Giáo trình luật hình sự Việt Nam” NXB Cơng an nhân dân năm 2000 tr 411.
của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó chỉ bị coi là hành vi phạm tội khi các hành vi này đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm.
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm là trước đó đã có lần tổ chức
việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hơn hoặc cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó, đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hơn hoặc cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hơn hoặc cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.
Do điều luật quy định hai tội độc lập với nhau, nên khi xác định hành vi đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm cũng phải phân biệt hai hành vi phạm tội khác nhau.
Khi xác định tội tổ chức tảo hơn, thì phải xác định người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức việc kết hơn cho những người chưa đến tuổi kết hôn mà lại thực hiện hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn.
Khi xác định tội tảo hơn, thì phải xác định người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó mà lại thực hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó.
Nếu một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hơn, mà lại có hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó, thì chưa cấu thành tội tảo hơn.
Ngược lại, nếu một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó, mà lại có hành vi tổ chức việc kết hơn cho những người chưa đến tuổi kết hơn thì chưa cấu thành tội tổ chức tảo hơn.
b. Hậu quả
Đối với tội tổ chức tảo hôn hậu quả của tội phạm là những thiệt hại do hành vi tổ chức
việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn.
Đối với tội tảo hôn hậu quả của tội phạm là những thiệt hại do hành vi cố ý duy trì
quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó gây ra.
Hậu quả của tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn đều gây ra một hậu quả chung là duy trì những phong tục tập quán lạc hậu về hơn nhân và gia đình. Hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc, tội phạm hoàn thành từ khi xác lập quan hệ hôn nhân hoặc từ sau khi có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng vẫn cố ý duy trì quan hệ đó.
Hậu quả của hai tội phạm này có thể chưa xảy ra ngay khi đã có hành vi tổ chức tảo hôn hoặc hành vi tảo hơn, nhưng nếu vẫn duy trì quan hệ hơn nhân giữa những người chưa đến tuổi kết hơn thì về lâu dài có thể gây ra những thiệt hại cho chính người duy trì quan hệ vợ chồng chưa đến tuổi kết hôn như sức khoẻ bị tổn hại do sinh sản quá sớm, con do họ sinh ra quặt quẹo...
4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hơn hoặc duy trì quan hệ vợ chồng với người chưa đến tuổi kết hôn là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả xảy ra hoặc có thể xảy ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Đối với tội tảo hôn, điều văn của điều luật đã quy định rõ ý thức chủ quan của người phạm tội (cố ý duy trì...)
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
Như trên đã phân tích, Điều 148 Bộ luật hình sự quy định hai tội phạm khác nhau và mỗi tội chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đều có chung một khung hình phạt.
So với Điều 145 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này thì Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1999, nếu chỉ căn cứ vào mức hình phạt thì Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm nặng hơn. Tuy nhiên, Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung dấu hiệu làm ranh giới phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi phạm, nên Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn. Do đó, hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý thì được áp dụng Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1999 để truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, nhưng nếu áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì khơng được q một năm.
Người phạm tội tổ chức tảo hơn, tội tảo hơn thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 148 Bộ luật hình sự, Tồ án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đối với người phạm tội, chỉ áp dụng hình phạt tù, nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ.