Xem Giáo trình Luật hình sự của TRường đại học luật Hà Nội NXB Công an nhân dân Tr 415.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 107 - 110)

II- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

34 Xem Giáo trình Luật hình sự của TRường đại học luật Hà Nội NXB Công an nhân dân Tr 415.

bị ngược đãi, hành hạ thì thì khơng thuộc trường hợp ngược đãi, hành hạ người có cơng ni dưỡng mình.

3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan.

Người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình có thể có một trong hai hành vi, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ hoặc cả hai hành vi này.

Hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cũng tương tự như hành vi ngược đãi, hành hạ trong tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ quy định tại Điều 146 và tội hành hạ người khác quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự.

Ngược đãi ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được ni dưỡng đối với người có cơng ni dưỡng mình.

Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình là hành vi đối xử tàn ác của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được ni dưỡng đối với người có cơng ni dưỡng mình.

Hành vi đối xử tàn ác được thể hiện như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự .

Các hành vi trên chỉ cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình khi người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm.

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm là trước đó đã có lần ngược

đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác khơng phải là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình thì cũng khơng cấu thành tội phạm này.

b. Hậu quả

Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi ngược đãi hoặc hành

hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình gây ra là những thiệt hại cho ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình như: tính mạng, sức khoẻ, do bị bệnh tật, do tự sát, hoặc những thiệt hại khác cho người bị hại như: phải bỏ học đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường tội phạm.

Tuy chưa có giải thích hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình, nhưng qua thực tiễn xét xử, có thể coi là hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình gây ra trong những trường hợp sau:

- Gây chết người ( kể cả chết người do hành vi giết người);

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên ( khơng kể thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ do chính người phạm tội trực tiếp gây ra cho người bị hại );

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

- Gây dư luận xấu về các mặt văn hoá, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức gia đình và xã hội.

Điều luật chỉ quy định gây hậu quả nghiêm trọng mà không quy định gây hậu quả rát nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng khơng vì thế mà cho rằng nếu ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình mà gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm.

Như vậy, hậu quả của tội phạm này vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính thì hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc.

4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình.

Tuy nhiên, tội phạm là tội xâm phạm quan hệ gia đình, nên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội khơng nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi ngược đãi, hành hạ người thân của mình, thậm chí một số bậc cha mẹ còn cho rằng đánh đập con cái là quyền của bố mẹ và đó là phương pháp dạy dỗ, giáo dục con cái. Cũng chính xuất phát từ tư tưởng lạc hậu này nên có những người con bị ngược đãi, hành hạ thậm tệ nhưng không dám tố cáo hành vi của cha mẹ, cịn cha mẹ thì thản nhiên như khơng có chuyện gì xảy ra. Chiếu cố đến một thực trạng này và khi xã hội chưa phát triển cao, nên nhà làm luật quy định hành vi ngược đãi, hành hạ phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xâm phạm hành chính mà cịn vi phạm mới là tội phạm.

B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

Điều 151 quy định nhiều trường hợp phạm tội nhưng chỉ một khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 151 Bộ luật hình sự, Tồ án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ ngược đãi hoặc hành hạ một người, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo khơng giam giữ; nếu người phạm tội vừa có hành vi ngược đãi, vừa có hành vi hành hạ, vừa đã bị xâm phạm hành chính vừa gây hậu quả nghiêm trọng, ngược đãi, hành hạ đối với nhiều người, có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù. Khi áp dụng hình phạt tù, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)