- Chánh án, Phó chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự
a. Phạm tội có tổ chức
Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau,vạch kế hoạch để thực hiện hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân cơng, sắp đặt vai trị của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.
b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện một cơng vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó, có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ; nếu họ khơng có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt thư, điện báo, telex. fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thơng và máy tính; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng định khung. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng khơng thuộc trường hợp phạm tội này.
c. Phạm tội nhiều lần
Là trường hợp xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác từ hai lần trở lên và mỗi lần xâm phạm đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Nếu xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác từ hai lần trở lên, nhưng chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính thì hành vi xâm phạm chưa cấu thành tội xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Nếu có hai lần xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, trong đó có một lần đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính thì hành vi xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác mới cấu thành tội phạm và thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự, chứ khơng thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.
d. Gây hậu quả nghiêm trọng
Xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác nên đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc những thiệt hại khác cho xã hội. Mặc dù cho đến nay chưa có giải thích hoặc
hướng dẫn thế nào là xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng căn cứ vào thực tiễn xét xử có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả nghiêm trọng:
- Gây chết người. Ví dụ: Nhận được điện thoại cấp cứu nhưng khơng báo cho người có trách nhiệm cấp cứu dẫn đến người không được cấp cứu chết.
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật từ 41% trở; - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
- Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định hậu quả khác là hậu quả nghiêm trọng như: Do chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản truyền đưa bằng phương tiện viễn thơng và máy tính, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đến việc điều động nhân lực trong việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
đ. Tái phạm
Là trường hợp người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thuộc trường hợp tái phạm.
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự thì, tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xố án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vơ ý. So với Bộ luật hình sự năm 1985, thì khái niệm tái phạm quy định ở Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều điểm khác nhau.
Nếu Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: "đã bị phạt tù về tội do cố ý" thì Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định: "đã bị kết án" không phân biệt người phạm tội có bị phạt tù hay khơng, phạm tội do cố ý hay do vơ ý.
Nếu Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: "lại phạm tội nghiêm trọng do vơ ý hoặc tội ít nghiêm trọng do cố ý" thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý". Như vậy, nếu lại phạm tội nghiêm trọng do vơ ý thì khơng bị coi là tái phạm. Quy định này phù hợp với việc phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999.
Khái niệm về tái phạm theo Bộ luật hình sự năm 1999 có những đặc điểm sau:
- Tội phạm đã bị kết án là một tội phạm bất kỳ được quy định trong Bộ luật hình sự, khơng nhất thiết phải là tội cùng loại, cùng tính chất với tội đang bị xét xử, khơng phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, tội đó được thực hiện do vơ ý hay do cố ý.
- Người phạm tội đã bị kết án là đã bị Toà án của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Toà án của các nước khác mà giữa hai nước: Việt Nam với nước đó có hiệp định về tư pháp.
- Tội phạm mà người phạm tội trước đó đã bị kết án, khơng phân biệt họ bị áp dụng hình phạt gì trong hệ thống hình phạt, kể cả trường hợp họ được miễn hình phạt, vì miễn hình phạt cũng là bị kết án về một tội phạm nào đó nhưng vì họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Quy định này hồn tồn khác với Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định người phạm tội đã bị phạt tù cịn các loại hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
khơng giam giữ thì khơng tính để coi lần phạm tội sau là tái phạm. Cũng do quy định như vậy nên về lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử không lý giải được trường hợp một người bị kết án tử hình nhưng trong thời gian bản án tử hình chưa được thi hành thì họ phạm tội mới, vậy có tính để coi lần phạm tội sau khi đã bị kết án tử hình là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm khơng? Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục và quy định: "đã bị kết án" là chính xác, khoa học hơn.
- Chưa được xố án tích là chưa đủ những điều kiện theo quy định tại chương IX của Bộ luật hình sự từ Điều 63 đến Điều 67 Bộ luật hình sự về xố án tích.
- Tội mới mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý (không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng) hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Quy định này cũng khác với Bộ luật hình sự năm 1985 ở chỗ: Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội mới mà người phạm tội thực hiện là tội nghiêm trọng do vơ ý, nay Bộ luật hình sự năm 1999 chia tội phạm ra làm 4 loại thì tội mới mà người phạm tội thực hiện là tội nghiêm trọng do vơ ý thì khơng bị coi là tái phạm.
- Nếu án đã tuyên đối với người phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm ( khoản 6 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999).
Điều luật chỉ quy định tái phạm mà không quy định tái phạm nguy hiểm. Đây cũng là một vấn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng nếu người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự, vì điểm đ khoản 2 Điều 125 chỉ quy định tái phạm. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng nếu người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự, vì tái phạm cịn bị truy cứu theo khoản 2 huống hồ tái phạm nguy hiểm. Tương tự như vậy, người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của Điều 125 Bộ luật hình sự. Để khắc phục tình trạng hiểu khác nhau về pháp luật, theo chúng tôi điểm d cần sửa đổi theo hướng “Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” và điểm đ sửa đổi theo hướng “tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”.
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. So với Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự năm 1999 là quy định mới hồn tồn nên khơng áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự, Tồ án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người phạm tội. Nếu người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự và có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ thì Tồ án có thể áp
dụng hình phạt tù đối với họ; nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì Tồ án có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.
3. Hình phạt bổ sung
Theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Bộ luật hình sự, thì ngồi hình phạt chính, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này cần chú ý: - Chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung khi khơng áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội; bởi lẽ, theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự thì phạt tiền là hình phạt bổ sung khi khơng áp dụng là hình phạt chính.
- Mức tiền phạt từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng được coi là khung hình phạt, do đó nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giám nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì có thể phạt dưới hai triệu đồng nhưng không được dưới một triệu đồng. Tuy nhiên, tại điểm e Mục 10 Nghị quyết số 01/2000/HĐTP ngày 4-8-2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật hình sự chỉ áp dụng đối với các hình phạt chính mà khơng áp dụng đối với hình phạt bổ sung, bởi vì đối với hình phạt bổ sung khơng thể có nhiều khung hình phạt, khơng có khung hình phạt nhẹ nhất và khơng quy định việc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn”. Quy định này chỉ phù hợp với các loại hình phạt bổ sung khác, mà khơng phù hợp với
loại hình phạt tiền, vì trong Bộ luật hình sự quy định rất nhiều mức phạt tiền khác nhau tuỳ thuộc vào từng tội phạm cụ thể trong một điều luật cụ thể. Hy vọng rằng Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét và sửa đổi Nghị quyết trên cho phù hợp với Bộ luật hình sự.
Khi áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, Tồ án cần xác định, nếu xét thấy để người phạm tội đảm nhiệm những chức vụ đó có thể gây nguy hại cho xã hội, thì mới áp dụng hình phạt này, khơng nên áp dụng tràn nan. Thông thường, chỉ áp dụng đối với trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác mới áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.
So với Điều 128 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này, thì khoản 3 Điều 125 Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định nhẹ hơn, nên được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới bị phát hiện xử lý. Tuy nhiên, đối với hình phạt tiền lại là hình phạt mới nên chỉ áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện từ 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 trở đi.