- Chánh án, Phó chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
1. Phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự
Là trường hợp xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khơng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, là cấu thành cơ bản của tội phạm, được quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
So với khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, nên được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý.
Cũng như đối với các tội phạm khác, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự, Tồ án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi trong các hành vi quy định tại điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc áp dụng hình phạt tiền, chỉ áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người phạm tội nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Đây là một trong rất ít trường hợp khơng quy định hình phạt tù đối với người phạm tội, hình phạt cải tạo khơng giam giữ là loại hình phạt nặng nhất đối với người phạm tội này. Điều này, cho thấy chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội này chủ yếu lấy giáo dục là chính; sau khi đã bị xử phạt hành chính mà họ vẫn cịn vi phạm thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng ngay cả khi
bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khơng áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với họ.