II- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Hành vi nguy hiểm cho xã hộ
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ trong các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình chính là chế độ hơn nhân và gia đình. Chế độ này đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Điều 64 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình.
Hơn nhân theo ngun tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm ni dạy con thành những cơng dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ơng bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”; Bộ luật dân sự khi quy định về thừa kế cũng đã dành cả một phần ( phần
thứ tư), trong đó quy định quyền thừa kế giữa những người trong gia đình19, đặc biệt Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định đầy đủ và rất chi tiết chế độ hơn nhân và gia đình.20
Ngồi ra, Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp cịn có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về thưa kế, Luật hơn nhân và gia đình... Tóm lại, chế độ hơn nhân và gia đình được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp luật nước ta; mặt khác thực tiễn xét xử các quan hệ về hôn nhân và gia đình theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự mấy chục năm qua đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, đối với các hành vi xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình phải xử lý bằng biện pháp hình sự lại rất ít, nhiều năm qua chủ yếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng, hành vi loạn luân hoặc hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ, con cái, đối với hành vi xâm phạm khác chủ yếu được xử lý bằng các biện pháp giáo dục, xử phạt hành chính hoặc giải quyết bằng một vụ kiện hơn nhân và gia đình.
Việc đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội tới mức bị coi là tội phạm khi xâm phạm đến chế độ hơn nhân và gia đình phụ thuộc vào tình hình phát triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Nếu trước đây, hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự do tiết bộ; hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng; hành vi tổ chức tảo hôn; hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa xử phạt hành chính cũn đã bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì nay Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi trên đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà cịn vi phạm hoặc phải gây hậu quả nghiêm trọng mới là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được coi là hành vi phạm tội. Ngược lại, có hành vi trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nay lại coi là nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm