TỘI XÂM PHẠM QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 76 - 78)

- Chánh án, Phó chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

10. TỘI XÂM PHẠM QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 132. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Có trách nhiệm mà cố ý khơng chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

3. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Định nghĩa: Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là hành vi Lợi dụng chức vụ,

quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; Có trách nhiệm mà cố ý khơng chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo.

Điều 132 Bộ luật hình sự năm 1999 được cấu tạo thành 3 khoản, trong đó khoản 1 và khoản 2 quy định hình phạt chính và đều là cấu thành cơ bản vì khoản 1 quy định hai loại hành vi, khoản 2 quy định một loại hành vi. Đây cũng là một đặc điểm riêng biệt về kỹ thuật lập pháp, cịn khoản 3 quy định hình phạt bổ sung. Nói chung, Điều 132 Bộ luật hình sự năm 1999 so với Điều 127 Bộ luật hình sự năm 1985 khơng có gì thay đổi, chỉ có khác ở chỗ hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật và mức tối thiểu của hình phạt bổ sung là một năm ( nhẹ hơn hình phạt bổ sung quy định về tội phạm này ở Điều 128 Bộ luật hình sự năm 1985).

Điều 132 Bộ luật hình sự quy định hai hành vi phạm tội khác nhau: Xâm phạm quyền khiếu nại và xâm phạm quyền tố cáo. Vì vậy khi định tội, nếu người phạm tội chỉ thực hiện một trong hai hành vi thì chỉ định tội “xâm phạm quyền khiếu nại” hoặc “xâm phạm quyền tố cáo” mà không định tội là “xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo”

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Đối với tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng cịn khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng.

Chủ thể của tội phạm này nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 của điều luật là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn nhất định mới có thể thực hiện được hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Họ có thể là người bị khiếu nại, tố cáo nhưng cũng có thể là người đứng đầu trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc những có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc được người bị khiếu nại tố cáo nhờ giải quyết việc khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 của điều luật thì chủ thể của tội phạm khơng chỉ bao gồm người có chức vụ, quyền hạn mà có thể có cả người khơng có chức vụ, quyền hạn.

2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội xâm phạm này là quyền khiếu nại, tố cáo được pháp luật bảo vệ. Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn quy định ở các văn bản pháp luật khác. Điều 70 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Cơng dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền vè những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giả quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của cơng dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo...”. Quyền khiếu nại, tố cáo còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính; pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính... Ngồi ra, Quốc hội cịn ban hành luật khiếu nại, tố cáo quy định cụ thể quyền khiếu nại, tố cáo và nghĩa vụ giải quyết khiếu nại tố cáo.18

3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo có thể thực hiện một hoặc một số

hành vi sau:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các

khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Như vậy, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội đã cản trở nhiều việc khác nhau có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo. Do đó chúng ta cần tìm hiếu các khái niệm: khiếu nại; tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Theo luật khiếu nại, tố cáo thì:

Khiếu nại là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do

Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi

hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.

Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người

giải quyết khiếu nại.

Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử

lý của người giải quyết tố cáo.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc khiếu nại, tố cáo như: Mua chuộc, hăm doạ người khiếu nại, tố cáo để họ không thực hiện việc khiếu nại, tố cáo hoặc rút đơn khiếu nại tố cáo...

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo như: Tiêu huỷ đơn khiếu nại, tố cáo; không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; không chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đến người có trách nhiệm giải quyết...

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)