TỘI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Điều 149 Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 99 - 101)

II- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

4. TỘI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Điều 149 Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật

Điều 149. Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật

1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này

mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Định nghĩa: Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật là hành vi của người có trách nhiệm

trong việc đăng ký kết hơn biết rõ là người xin đăng ký kết hôn không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà cịn vi phạm.

Tội “tội đăng ký kết hơn trái pháp luật” quy định tại Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm chưa được quy định bất cứ điều luật nào trong Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, nếu trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký kết hôn không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó thì người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn. Tuy nhiên, nếu chỉ đăng ký kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hơn mà coi đó là hành vi tổ chức tảo hơn thì chưa phản ánh đầy đủ bản chất của hành vi phạm tội.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thành tội phạm độc lập cũng nhằm phản ánh đầy đủ hơn tính chất của hành vi này.

Vấn đề đặt ra là, vậy trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 một người có hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật nhưng sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới được phát hiện thì có áp dụng Điều 145 Bộ luật hình sự năm 1985 để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hơn khơng? Đây là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo chúng tôi, hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật xảy ra trước 0 giờ 00’ ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới bị phát hiện thì cũng phải bị xử phạt hành chính mà cịn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm, nên cũng khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi kết hơn trái pháp luật về tội tổ chức tảo hơn được mà chỉ có thể xâm phạm hành chính đối với họ.

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác chủ thể của tội đăng ký kết hôn trái pháp luật cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.

Về nguyên tắc người đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng đối với tội đăng ký kết hôn trái pháp luật chỉ những người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hơn mới có thể là chủ thể của tội phạm này, mà người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn phải là công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước Việt Nam và những người này theo Hiến pháp phải là người từ 21 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người từ đủ 16 đến dưới 21 tuổi có thể là chủ thể của tội phạm này nếu họ là đồng phạm.

2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội đăng ký kết hôn trái pháp luật là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Việc đăng ký kết hơn trái pháp luật có thể xâm phạm đến tồn bộ nội dung của nguyên tắc này, nhưng cũng có thể chỉ xâm phạm một hoặc một vài nội dung của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Ví dụ: Đăng ký kết

hơn cho người đang có vợ hoặc đang có chồng là xâm phạm đến chế độ một vợ, một chồng; đăng ký kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn là xâm phạm đến chế độ hôn nhân tiến bộ; đăng ký kết hôn cho người không bị cưỡng ép kết hôn là xâm phạm đến chế độ hôn nhân tự nguyện...

3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan.

Để xác định hành vi đăng ký kết hơn có trái pháp luật hay khơng cần phải nghiên cứu các quy định của Luật hơn nhân và gia đình về điều kiện kết hơn và việc đăng ký kết hôn.30

Theo Luật hôn nhân và gia đình thì nam nữ kết hơn phải tn theo các điều kiện sau: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Theo Luật hôn nhân và gia đình thì những người sau đây khơng được kết hơn: Người đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính.

Theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngồi mới có thẩm quyền đăng ký kết hơn.

Việc đăng ký kết hơn phải tiến hành theo thủ tục và nghi thức nhất định, cụ thể là: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hơn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hơn thì cơ quan đăng ký kết hơn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối khơng đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Khi tổ chức đăng ký kết hơn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hơn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hơn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Đăng ký kết hôn trái pháp luật là đăng ký kết hôn không đúng các quy định của luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hơn và thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, hành vi đăng ký kết hôn không đúng thủ tục nhưng người xin đăng ký kết hơn có đủ điều kiện kết hơn thì người có hành vi đăng ký kết hơn khơng bị coi là tội phạm. Vì điều văn của điều luật quy định rõ: “biết rõ là người xin đăng ký kết hôn không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng

ký cho người đó”. Mặc dù thủ tục đăng ký kết hơn khơng phải là dấu hiệu bắt buộc xác định hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật nhưng để xác định hành vi đăng ký kết hơn có trái pháp luật thì nhất thiết phải xem xét thủ tục đăn ký kết hơn có đúng khơng. Thực tiễn xét xử cho thấy, người phạm tội đăng ký kết hôn trái pháp luật thường nại ra rằng họ bị người xin

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)