Matr ận kết hợp chiến lược – SWOT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu và xây dựng chiến lược (Trang 29 - 104)

Ma trận SWOT là từ viết tắt của 4 từ ghép lại, đó là: Strong (điểm mạnh) –

Weak (điểm yếu) – Opportunity (cơ hội) – Threat (nguy cơ). Ma trận SWOT được xây dựng để kết hợp được các yếu tố của môi trường bên ngoài với các yếu tố của môi trường bên trong hình thành chiến lược, trong thực tế mà trận SWOT được coi là công cụ chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất, được sử dụng phổ biến, thường xuyên nhất. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có vốn luân chuyển dư thừa (điểm mạnh bên trong) có thể kết hợp với cơ hội bên ngoài – ngành điện hạt nhân đang được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cho hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt nên tỷ suất lợi nhuận rất cao, bằng chiến lược:

đầu tư xây dựng một nhà máy điện hạt nhân. Ví dụ này mô tả sinh động sự kết hợp đơn giản một – một.

Ma trận SWOT được xây dựng gồm 9 ô chữ nhật. Trong đó, 4 ô chứa đứng những yếu tố quan trọng, 4 ô chiến lược và 1 ô luôn luôn để trống (ô phía trên bên trái):

22

Bng 1.3 Ma trn kết hp chiến lược SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị hình thành bốn nhóm chiến lược sau [3]:

- Chiến lược điểm mạnh – Cơ hội (SO): phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội - Chiến lược điểm yếu – Cơ hội (WO): Khắc phục điểm yếu tận dụng cơ hội - Chiến lược điểm mạnh – Nguy cơ (ST): Phát huy điểm mạnh vượt qua nguy cơ

- Chiến lược điểm yếu – Nguy cơ (WT): Khắc phục điểm yếu vượt qua nguy cơ

Các chiến lược SO phát huy được những điểm mạnh bên trong để đón nhận những cơ hội bên ngoàị Tất cả những nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở

vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong được sử dụng để tận dụng những cơ hội của Cơ hội chủ yếu (O) 1. 2. Liệt kê những 3. cơ hội chủ yếu 4. 5... Nguy cơ chủ yếu (T) 1. 2. Liệt kế những 3. nguy cơ chủ yếu 4. 5... Điểm mạnh chủ yếu (S) 1. 2. Liệt kê những điểm 3. mạnh chủ yếu 4. 5... Các chiến lược SO 1. 2. Sử dụng các Điểm 3. mạnh để tận dụng 4. Cơ hội 5.... Các chiến lược ST 1. 2. Sử dụng các Điểm 3. mạnh để né tránh 4. Nguy cơ 5.... Điểm yếu chủ yếu (W) 1. 2. Liệt kê những 3. điểm yếu chủ yếu 4. 5... Các chiến lược WO 1. 2. Sử dụng các Điểm 3. yếu để khai thác 4. Cơ hội 5.... Các chiến lược WT 1. 2. Sử dụng các Điểm 3. yếu để vượt qua 4. Nguy cơ 5....

23

môi trường bên ngoàị Chẳng hạn, Công ty Mercedes Bens với bí quyết kỹ thuật và danh tiếng về chất lượng (điểm mạnh bên trong) có thể tận dụng cơ hội gia tăng nhu cầu các loại xe hơi cao cấp (cơ hội bên ngoài) bằng cách xây dựng một nhà máy sản xuất mới (chiến lược SO). Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST và WT để tổ chức có thể dịch chuyển vào vị trí giúp học có thể áp dụng các chiến lược SỌ Một khi doanh nghiệp có những điểm yếu thì nó cần phải khắc phục, dần biến chúng trở thành điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những đe dọa nguy hiểm thì nó sẽ tìm cách né chúng, hoặc biến chúng thành những cơ hội có thể tận dụng.

Các chiến lược WO nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong để năm bắt những cơ hội bên ngoàị Đôi khi, những cơ hội bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp do có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội nàỵ Chả

hạn, trên thị trường đang có nhu cầu lớn đối với các thiết bị điện tử để kiểm soát số

lượng và định giờ cho hệ thống bơm phun nhiên liệu trong động cơ xe hơi (cơ hội) nhưng một nhà sản xuất bộ phận xe hơi nào đó có thể thiếu những kỹ thuật sản xuất ra các loại thiết bị này (điểm yếu). Chiến lược WO khả thi có thể là tiếp nhận kỹ thuật này bằng cách liên doanh với công ty có khả năng về lĩnh vực vừa nêụ Một chiến lược WO khác là có thể thuê mướn hoặc huấn luyện nhân viên có những kỹ năng cần thiết.

Các chiến lược ST sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để né tránh hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của các mối đe dọa từ bên ngoàị Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn có đủ khả năng né tránh hoặc vượt qua những mối đe dọa từ môi trường bên ngoàị Công ty General Motors (GM) là mộ ví dụ điển hình, vào thập niên 60 của thế kỷ 20, khi Ralph Nader (mối đe dọa bên ngoài) sản xuất

được bộ phận an toàn cho xe hơi Corvair. GM đã sử dụng điểm mạnh của mình (về quy mô và ảnh hưởng) để chế nhạo Nader nhưng không những không đè bẹp được Nader mà sựđối đầu trực tiếp này còn gây ra rất nhiều khó khăn cho GM mãi đến nhiều năm saụ Giờ đây, trong cơn đại khủng hoảng toàn cầu, GM (cũ) đã không vượt qua nổi những nguy cơ từ môi trường bên ngoài và đã phá sản.

24

Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ, khắc phục những điểm yếu bên trong để né tránh những mối đe dọa của môi trường bên ngoàị Một tổ chức phải

đối đầu với vô số những mối đe dọa từ bên ngoài, trong khi bên trong tồn tại không ít

điểm yếu có thể sẽ lâm vào tình trạng sụp đổ. Trong thực tế, một doanh nghiệp như vậy sẽ phải vật lộn đấu tranh để tồn tại, bằng cách liên kết, hạn chế chi tiêu, thậm chí tuyên bố phá sản hay chịu vỡ nợ.

Theo Fred R.David, để lập được một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước như sau [10]: 1. Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (O1, O2, O3...);

2. Liệt kêê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (T1, T2, T3...);

3. Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2, S3...) 4. Liệt kê những điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2, W3...)

5. Kết hợp những điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài, hình thành chiến lược SO

6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài hình thành chiến lược WO

7. Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài hình thành chiến lược ST

8. Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài hình thành chiến lược WT

Phân tích SWOT, đặc biệt phân kết hợp các yếu tố bên trong với các yếu tố bên ngoài để hình thành chiến lược, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi nhà quản trị

phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng phán đoán tốt mới có thểđưa ra những kết hợp đúng đắn, khoa học.

Mục đích của mỗi công cụ kết hợp trong phân tích SWOT là đề ra được các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược

25

nào tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều sẽđược lựa chọn để thực hiện. Hay nói cách khác là SWOT mới chỉ giúp

đưa ra những phác họa có tính gợi ý về các chiến lược của doanh nghiệp-các phương án chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ chưa đưa ra được chiến lược cuối cùng cho doanh nghiệp. Để có được chiến lược mong muốn còn phải thực hiện giai đoạn quyết

định lựa chọn chiến lược với công cụ chủ yếu là Ma trận hoạch định chiến lược có khả

năng định lượng (QSPM).

1.5.4 Ma trn quyết định chiến lược có kh năng định lượng - QSPM

Ma trận QSPM – Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng lựa chọn (Quantitative Strategic Planning Matrix) là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị

có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn. Cũng như các công cụ được sử dụng trong quá trình hoạch định chiến lược khác, ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán nhạy bén, chính xác bằng trực giác từ các chuyên gia, nhà quản trị.

Mô hình nguyên lý Ma trận QSPM được mô tả dưới đây [3]: cột bên trái của ma trận bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài và hàng trên cùng bao gồm các chiến lược khả thi có khả năng lựa chọn (lấy từ kết quả phân tích SWOT). Hàng trên cùng của ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng lựa chọn được rút ra từ

ma trận SWOT. Tuy nhiên, không phải tất cả cá chiến lược kết hợp được trong phân tích SWOT đều được đánh giá trong ma trận QSPM. Các chiến lược gia cần sử dụng các phán đoán bằng trực giác để lựa chọn các chiến lược của ma trận QSPM.

Bng 1.4 Mô hình nguyên lý Ma trn QSPM

Các yếu t chính

(yếu t thành công ch yếu) H s

phân loi

Các chiến lược có th la chn

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 ....

Các yếu t bên trong

Quản trị

26 Tài chính/kế toán Sản xuất/thực hiện Nghiên cứu và phát triển Các hệ thống thông tin Các yếu t bên ngoài Kinh tế Chính trị/luật pháp/Chính phủ Xã hội/Văn hóa/Dân số Kỹ thuật Cạnh tranh

Phân loi các yếu t bên trong: 1 = rất yếu; 2 = yếu; 3 = mạnh; 4 = rất mạnh

Phân loi các yếu t bên ngoài: 1 = phản ứng của doanh nghiệp rất yếu kém;

2 = phn ng ca doanh nghip mc trung bình;

3 = phản ứng của doanh nghiệp trên trung bình;

4 = phn ng ca doanh nghip rt tt

Sốđim hp dn: 1 = yếu nht, 2 = yếu, 3 = mnh, 4 = mnh nht

Dựa trên các khái niệm, ma trận QSPM xác định tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố chủ yếu trong môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp. Tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thếđược tính toán bằng cách lấy hệ số phân loại của mỗi yếu tố nhân với điểm hấp dẫn của nó. Số lượng chiến lược được so sánh trong một ma trận QSPM là không giới hạn và có thể sử dụng nhiều ma trận để so sánh nhiều nhóm chiến lược. Nhưng cần lưu ý: chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới có thể so sánh với nhau trong cùng một ma trận QSPM.

Để xây dựng được ma trận này, quá trình bao gồm 6 bước cơ bản sau [3]:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu/điểm mạnh quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận. Các thông tin nên lấy trực tiếp từ ma trận

27

EFE và IFẸ Ma trận QSPM nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoàị Sự

phân loại này cũng giống như trong ma trận EFE và ma trận IFẸ Sự phân loại này

được thể hiện trong cột dọc bên phải của cột các yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và bên trong.

Bước 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn phân tích ma trận SWOT và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện. Ghi lại các chiến lược này trên hàng đầu tiên của ma trận QSPM. Tập hợp các chiến lược cụ thể thành các nhóm riêng biệt, có thể có nhiều nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn (AS- Attractiveness Score), đó là giá trị bằng số

biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể

thay thế nào đó. Số điểm hấp dẫn được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, từng yếu tố một và đặt câu hỏi “yếu tố này

ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn các chiến lược đã được đánh giá”. Nếu câu trả

lời là có thì các chiến lược nên được so sánh có liên quan đến các yếu tố quan trọng. Xét về một yếu tố riêng biệt, số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến lược

để biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với cá chiến lược khác. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1, 2, 3 đến 4 với các mức độ từ Không hấp dẫn, Ít hấp dẫn, Khá hấp dẫn đến Rất hấp dẫn. Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là “không”, nghĩa là yếu tố thành công quan trọng này không có sự ảnh hưởng tới sự lựa chọn, thì không chấm điểm cho các nhóm chiến lược nàỵ Như vậy cột xác định điểm hấp dẫn thể hiện số điểm hấp dẫn của mỗi yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của chiến lược lựa chọn.

Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS – Total Attractiveness Score). Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của nhân sốđiểm phân loại (bước 2) với sốđiểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng, chỉ xét về ảnh hưởng của yếu tố thành công quan trọng bên trong và

28

bên ngoài ở cột bên cạnh thì tổng điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược được lựa chọn. Tổng số điểm càng cao thì càng hấp dẫn (chỉ xét về yếu tố

thành công quan trọng ở bên cạnh).

Bước 6: Tính tổng cộng các số điểm hấp dẫn (Tổng các TAS). Đó là phép cộng của tổng sốđiểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Cộng tổng các số điểm hấp dẫn biểu thị chiến lược nào là hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm chiến lược có khà năng được lựa chọn. Xét về tất cả cá yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài thích hợp có thể ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược thì điểm số càng cao sẽ biểu thị chiến lược càng hấp dẫn. Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược nào đó cho thất tính hấp dẫn tương đối của chiến lược này so với chiến lược khác.

Ưu điểm của ma trận QSPM là nó đòi hỏi các chiến lược gia phải kết hợp các yếu tố thích hợp bên trong và bên ngoài vào quá trình quyết định. Phát triển một ma trận QSPM sẽ là giảm khả năng bỏ qua hay không đánh giá phù hợp cá yếu tố then chốt. Ma trận QSPM thu hút sự chú ý vào các mối quan hệ quan trọng ảnh hưởng tới việc quyết định chiến lược. Dù việc phát triển ma trận QSPM đòi hỏi một số các quyết

định chủ quan, nhưng các quyết định này không những không ảnh hưởng lớn đến độ

chính xác của các lựa chọn, mà còn có thể giúp đưa ra quyết định phù hợp nhất cho tổ

chức. Một điều quan trọng để đảm bảo việc triển khai ma trận QSPM có hiệu quả tốt cho doanh nghiệp thì phải đảm bảo thông tin nhập vào ở giai đoạn phân tích ma trận EFE và IEF cũng như giai đoạn phân tích ma trận SWOT có chất lượng tốt.

29

Tóm tt ni dung Chương 1

Thị trường chiếu sáng tại Việt Nam là rất to lớn, đặc biệt cho các loại nguồn sáng hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng, trong đó đặc biệt là đèn LED. Nhu cầu ngày càng cao phù hợp với những chủ trương và xu thế của Đảng và Nhà nước ta về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mặt khác, những sản phẩm chiếu sáng “nội” đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm nước ngoài khi nền kinh tế Việt Nam

đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầụ

Với vai trò là nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nguồn sáng chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường thì việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm đèn LED của Công ty trong thời gian tới là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của Công tỵ

Cũng giống như bất kỳ một chiến lược nói chung thì chiến lược phát triển sản phẩm cũng phải trải qua các bước cơ bản của việc xây dựng một chiến lược và sau đó gắn tới

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu và xây dựng chiến lược (Trang 29 - 104)