• Nội quy nhận ca
- Cơng nhân đứng máy phải vào trước 15 phút để chuẩn bị bảo hộ lao động và dụng cụ trong sản xuất.
- Kiểm tra mặt vải, kiểm tra trục sợi
- Kiểm tra kiểu dệt, sọc dọc, sọc ngang, sợi ngang đúng theo thiết kế.
- Kiểm tra suốt ngang, búp sợi ngang có đúng quy định, có chất lượng và đúng chi số hay không
- Sửa chéo, cắt sợi thừa cho tất cả các máy dệt.
- Kiểm tra kí hiệu trên máy dệt đúng mặt hàng và sợi ngang.
- Kiểm tra vệ sinh máy và mặt băng sạch , gọn.
- Vệ sinh tất cả các máy mình phụ trách.
- Khi cơng nhân giao ca có gì khơng phát hiện thì người nhận ca chịu hồn tồn trách nhiệm.
• Nội quy giao ca
- Giao cho ca bạn suốt ngang, búp sợi ngang đúng như quy định, đúng chi số cho từng máy dệt và có chất lượng.
- Giao cho ca bạn biết nguyên nhân máy đóng, máy hư hỏng phải đóng máy.
- Phải giải quyết hết các máy bảng đỏ, bảng xanh để giao máy sống cho ca bạn(trừ trường hợp đến cuối ca khơng giải quyết kịp thì bàn giao cho ca bạn giải quyết tiếp).
- Vệ sinh máy và mặt bằng sạch gọn để giao ca.
- Ghi giao ca đúng như quy định hiện nay.
□ Nối sợi là một thao tác thường xuyên của người thợ dệt. Trong quá trình dệt, sợi dọc chịu
nhiều tác dụng của lực kéo, lực uốn của go, lực ma sát của mắt và răng lược, cho nên sợi dọc dễ bị đứt, vì vậy người thợ dệt cần phải nối lại sợi đứt. Để mối nối đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo được năng suất lao động, mối nối phải chắc chắn, đầu sợi không gây ảnh hưởng tới các sợi kế bên, sức căng sợi nối đồng đều với các sợi nguyên. Do đó, thao tác nối sợi cần phải làm rất nhanh, trở thành kỹ xảo để tiết kiệm thời gian, tăng năng suất. Tùy theo tính chất của từng xơ sợi khác nhau để có những kỹ thuật nối sợi khác nhau.
□ Trong ngành dệt, thường sử dụng mối nối ngạnh trê vì sau khi nối sợi, mối nối có chất lượng tốt, đầu mối nối nhỏ có thể dễ dàng đi qua lamen_go_lược và không tạo thành lỗi trên vải.
□ Thường sử dụng mối nối ngạnh trê đơn phải hoặc ngạnh trê đơn trái.
□ Thao tác nối sợi của cơng nhân phải nhanh, khơng có thao tác thừa để tránh việc máy ngừng lâu gây giảm năng suất, đầu mối nối phải ngắn (nếu dài quá phải dùng kéo cắt ngắn lại), bền chắc. Số lượng mối nối trong một phút cũng là tiêu chuẩn để đánh giá tay nghề của công nhân
■ Các bước thực hiện:
> Bước 1: Đặt sợi: Tay trái cầm một đầu sợi (gọi là sợi 1), tay phải cầm một đầu sợi (gọi là sợi 2). Đặt chéo đầu sợi 2 nằm dưới đầu sợi 1, nhờ ngón cái và ngón trỏ của tay trái giữ chặt giao điểm của 2 sợi, chừa 2 đầu sợi ra ngoài khoảng 4mm, theo hai hướng rõ ràng.
> Bước 2: Tạo vòng sợi: Tay phải cầm phần thân sợi 2 quay cùng chiều kim đồng hồ quấn quanh đầu ngón cái tay trái và đi xuống tới giao điểm của hai sợi và nằm dưới đầu sợi 2, nằm trên đầu sợi 1 tạo thành vòng sợi.
> Bước 3: Gấp đầu sợi: Dùng ngón cái tay phải gấp đầu sợi 1 vào trong vòng sợi, đồng thời lúc này ngón cái tay trái nhả giao điểm đang giữ ra để ngón tay phải vừa gấp đầu sợi 1 vào vừa giữ giao điểm đó. Tiếp theo, ngón cái tay trái trở lại giữ chặt đầu sợi 1 vừa được gấp vào.
> Bước 4: Thắt chặt mối nối: Tay phải kéo nhanh sợi 2 về phía phải đểt hắt chặt mối nối.
■ 0 Yêu cầu:
- Mối nối chắc chắn, kéo khơng bị tuột
- Hai đầu sợi chìa ra hai hướng rõ ràng (giống ngạnh cá trê) và có độ dài khoảng 3-4mm.
■ 0 Ứng dụng:
- Thường sử dụng để nối cho sợi nền có mật độ dày, nối sợi biên, sợi đứt nhiều tập trung một chỗ.
- Dùng để nối cho các loại sợi như: sợi cotton, peco, polyester...
■ Các dạng lỗi của kiểu nối ngạnh trê đơn
■
STT ■ Các dạng lỗi ■ Nguyên nhân ■ Cách khắc phục
■
1 ■ Mối nối chập
■ Do đặt 2 đầu sợi chéo
nhau không rõ ràng nên khi gấp sợi, cả 2 đầu sợi bị
gấp vào trong vòng sợi.
■ Đặt hai đầu sợi phải chéo
nhau rõ ràng và chỉ gấp đầu sợi 1 vào vòng sợi
■
2
■ Đầu sợi dài quá quy
định
■ Do đặt 2 đầu sợi dài quá
quy định
■ Đặt hai đầu sợi chéo nhau vừa
tầm khoảng 4mm
■
3 ■ Mối nối thô
■ Do giữ không vững giao
điểm của 2 sợi và lăn qua lại nhiều lần nên chỗ giao
điểm bị vón cục
■ Khi thao tác nối sợi phải
nhanh, các ngón tay phải giữ vững, khơng lăn qua lại
■
4 ■ Mối nối rối
■ Do đặt đầu sợi 1 dài quá
nên khi gấp đầu sợi vướng lại tạo thành vòng rối
■ Đặt 2 đầu sợi đều nhau khoảng 4 mm, không đặt đầu
sợi 1 dài hơn.
■
5
■ Mối nối khơng có đầu sợi hoặc chỉ có 1
đầu sợi
■ Do đặt đâu sợi quá ngắn
hoặc do vịng sợi bị vướng ngón tay trái trong q
trình thắt chặt mối nối
■ Đặt đầu sợi vừa tầm nối.
Ngón cái tay trái hơi rút về sau, chúc xuống bấm giữ đầu
sợi 1.
■
■
■ Mối nối ngạnh trê
■ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN MÁY DỆT
- Tư thế đứng: khi điều khiển máy dệt, phải đứng thẳng, hai chân hơi giang, không tựa vào
máy hoặc những vật gần đó.
- Thao tác mở máy: phần lớn các máy dệt khí trong Nhà máy dệt 1 Việt Thắng sử dụng 2
nút bấm để mở máy (nhấn đồng thời 2 nút). Khi mở máy, phải quan sát xung quanh máy khơng có người ở trong vị trí máy làm việc mới được mở máy, tránh xảy ra tai nạn lao động vì máy hoạt động với vận tốc lớn, nguy hiểm. Để mở máy, nhấn đồng thời nút start và nút bên hông máy.
- Thao tác ngừng máy: khi phát hiện có lỗi trên vải, hoặc sự cố gì trên máy thì phải ngừng
máy, nhấn nút stop để dừng máy, nhấn vào nút đó để dừng máy. Nếu trường hợp đang đứng phía sau máy thì có thể gạt vào một vài thanh lamen để lamen chạm vào thanh hãm dọc để dừng máy.
- Thao tác đảo láp: đảo láp cũng là đảo lược_go trở lại miệng vải trước đó để tiến hành lấy
sợi ngang ra khỏi miệng vải. Tiến hành đảo láp lấy sợi ngang khi máy dừng ngang do sợi ngang không qua hết khổ vải, vướng tạp chất, hết sợi ngang,.. .Để đảo láp, ta nhấn đồng thời nút Reverse và nút bên hông máy.
■ CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐỨT SỢI Ở CÁC VỊ TRÍ TRÊN MÁY
■ I. Phương pháp xử lý đứt sợi dọc
- Xử lý đứt sợi giữa go và đường dêt(đứt sợi trước máy): tiến hành nối thêm một đoạn sợi,
sau đó dùng móc để xâu sợi đó qua đúng khe lược theo thiết kế, sau đó mở máy.
- Xử lý đứt sợi giữa go và trục cửi(nối sợi sau máy):
■ + Nếu sợi đứt giữa go và lamen: ta nối thêm một đoạn sợi, lần lượt xâu sợi đó qua đúng go
và lược theo đúng thiết kế, sau đó mở máy.
■ + Nếu sợi đứt giữa lamen và trục dệt: ta nối thêm một đoạn sợi, xâu sợi đó qua lamen và
tiến hành nối lại với đầu sợi đứt trên trục dệt.
- Sửa lỗi vải do đứt sợi dọc ở mức độ nhẹ:
- Khi sợi dọc đứt phải phát hiện sớm và dừng máy nối ngay sẽ khơng để lại lỗi vải. Nếu để càng lấu thì mức độ lỗi vải càng lớn. Vì vây, trong quá trình đứng máy cần phải kiểm tra mặt vải, thùng sợi thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp lỗi vải
■ Các bước thực hiện:
> Bước 1: Phát hiện lỗi vải: Nhìn trên mặt vải, ngay sát đường dệt sẽ thấy có sợi dọc đùn lên, hoặc thấy rõ vết trống theo hướng sợi dọc, hoặc trên mặt vải có một đoạn sợi chập lại đậm hon, hoặc trên mặ vải có một vài sợi dọc khơng đan với sợi ngang.
> Bước 2: Sửa lỗi: Dừng máy ngay. Xác định nguyên nhân gây ra lỗi và tùy vào tùy trường hợp để có hướng xử lý.
■ II. Phương pháp xử lý đứt sợi ngang trên máy
- Khi sợi ngang đứt hoặc không qua hết khổ vải, thiết bị dò sợi ngang sẽ phát hiện và tự động dừng máy, để phát hiện đó là lỗi dừng ngang ta nhìn màu của đèn tín hiệu.
- Khi đứt sợi ngang, tiến hành đảo láp, lấy sợi ngang đứt ra khỏi đường dệt, sau đó mở máy.
- Khi hết sợi ngang, lấy búp sợi mới, cho sợi đi qua thiết bị chuẩn bị sợi ngang, qua vịi phun, nạp sợi ngang đầy tang quấn và sau đó mở máy.
- Xử lý các trường hợp đứt (hết) sợi ngang
- Nhìn trên bề mặt vải ta thấy:
- Sợi ngang bị chập: đường sợi ngang to đậm hon các đường khác tạp thành sọc ngang, có thể cả một đường, có thể nửa đường, có thể từng đoạn.
- Vải bị thưa ngang: mặt vải bị thưa theo hướng ngang, có thể điểm thêm sọc ngang.
- Đường dệt lọt vào kẹp biên: trên mặt vải khơng thưa, khơng có sọc ngang và đường dệt lọt vào kẹp biên.
- Sợi ngang bị đùn: trên đường dệt có một số chấm trắng đậm như gút bông.
- Các thao tác xử lý đứt hết sợi ngang như sau:
> Bước 1: dừng máy.
> Bước 2: Kiểm tra xem có sợi ngang lỏng khơng. Nếu có thì sợi ngang đó có đạt u cầu để dệt khơng. Nếu khơng thì đảo 1 láp để có sợi ngang lỏng.
> Bước 3: Điều chỉnh lại đường dệt về đúng vị trí cố định của nó ( đúng mật độ thiết kế) bằng cách: Quay ba tăng về trước máy hết cỡ sao cho lúc đó các khung go bằng nhau, miệng vải đóng khép lại hồn toàn. Dùng bộ xả, bộ cuốn vải để điều chỉnh đường dệt sát vào với lược ( đè tay vào đường dệt thấy dính sát lược). Sau đó quay ba tăng ra sao cho trong miệng vải phải có một sợi ngang lỏng.
> Bước 4: Kiểm tra suốt xem do đứt sợi ngang hay hết sợi ngang. Nếu hết sợi ngang thì thay suốt mới, nếu đứt thì tìm nguyên nhân gây đứt và xử lý, sau đó kéo mối nối sợi đứt qua lỗ dẫn sợi.
> Bước 5: đảo 1 láp vài lần kiểm tra mật độ ngang của vải đã đạt chưa. Nếu đạt thì cho máy chạy ln, nếu chưa đạt thì phải chỉnh lại đường dệt cho đúng, sau đó mới cho máy chạy.
■ Các thao tác thay suốt mới khi sợi ngang vẫn còn trên suốt cũ:
> Bước 1: dừng máy: khi lấy sợi ngang sắp hết (chỉ cịn vài vịng sợi) thì dừng máy sao cho về bên tay mở máy.
> Bước 2: thay suốt mới: tay phải cầm suốt mới. Ngón trỏ tay phải kéo đầu suốt cũ lên rồi lây ra, sau đó cài suốt mới vào. Chập đầu sợi cũ và mới se lại cho hai đầu sợi dính chặt.
> Bước 3: Xem xét lại và cho máy chạy.