Phương pháp đi tua đường tua 2/

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH tại TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG (Trang 124 - 128)

- Trong suốt thời gian làm việc, người công nhân đứng máy phải xử lý các sự cố xảy ra trên máy dệt, kiểm tra mặt vải, trục sợi dọc, suốt sợi ngang, búp sợi ngang nhằm nâng cao chất lượng vải. Muốn vậy, người công nhân phải thực hiện việc đi tua đường tua 2/1 liên tục trong quá trình sản xuất và q trình đi tua người cơng nhân phải phối hợp chân tay, mắt nhịp nhàng để khơng có động tác thừa.

- Bắt đầu vào kiểm tra mặt vải, hai bàn tay úp xuống mặt vải dịch từ bên này sang bên kia. Kiểm tra xong máy bên phải rồi quay sang kiểm tra máy bên trái, tiếp tục kiểm tra đến hết số máy mình đứng rồi rẽ sang phải kiểm tra mặt sợi, xong quay về kiểm tra một lần mặt vải nữa và rẽ sang trái kiểm tra mặt sợi là xong đường tua 2/1 và tiếp tục đường khác như đã đi. Quá trình mắt nhìn, chân bước đi phải xử lý sao cho nhịp nhàng.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỜNG TUA

J Kiểm tra mặt vải:

- Mục đích: Nhằm phát hiện các lỗi vải, tìm nguyên nhân đứt sợi để ngă chặn và sửa chữa kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra: làm trực tiếp trên máy.

J Kiểm tra trục cửi:

- Mục đích: Phát hiện những lỗi sợi dọc như bơng bụi bám vào sợi, chéo sợi, kẹt nhịp, sợi thô, sợi thừa,... và sửa chữa lại trong khi máy đang chạy, làm cho sợi dọc được sạch sẽ, suông thẳng, giảm bớt lỗi.

- Phạm vi kiểm tra: Từ go đến trục cửi

- Phương pháp kiểm tra: làm trực tiếp trên máy.

J Kiểm tra máy:

- Mục đích: Kiểm tra các bộ phận dễ hư hỏng để ngăn ngừa lỗi vải và giảm tỷ lệ hư máy, như: bộ phận treo go, mở miệng vải,....

CÁC LỖI VÀ CÁCH XỬ LÝ.

J Trên mặt vải:

- Trên lướt go, biên răng cưa, dày thưa từng đoạn, chập sợi ngang từng đoạn: phải đóng máy và báo ngay chuyên môn sửa chữa đến xử lý.

- Thấy sợi ngang lẫn chi số: đóng máy, tháo gỡ chỉnh hàng, báo cho tổ trưởng hoặc người quản lý biết.

- Thấy sợi ngang xoắn kiến: đóng máy, báo cho thợ sửa chữa.

- Thấy sợi thừa trên mặt vải hoặc biên vải: cắt, don sạch sẽ.

- Thấy các sợi dọc có gút bơng: đóng máy cắt bỏ gút bơng và nối lại

- Thấy sợi ngang trên suốt gần hết (còn khoản 5-6 vòng): dừng máy, thay suốt.

- Thấy trục vải đầy, gọi thợ xuống vải đến xử lý.

J Sau trục cửi:

- Thấy bông rơi, sợi rối quấn vào sợi dọc: vạch sợi ra và gỡ rối.

- Gặp sợi có đoạn to, nhỏ khơng đều hoặc xù lơng, có gút to: cắt bỏ đoạn đó và nối lại.\ Có sợi chéo: cắt ra, sửa lại cho ngay.

- Thấy sợi mất nối (mất gốc): nối tiếp cho sợi một đoạn dài rồi buộc tạm vào các sợi bên cạnh. Vòng tua sau lại làm như thế cho đến khi thấy sợi gốc để nối lại

- Thấy sợi bị váng, bết hồ: dùng lược nhẹ nhàng chải xuôi nhiều lần cho rụng bớt hồ và sợi phải tách rời nhau ra.

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, LÀM SẠCH VÀ PHÂN LOẠI VẢI

I. Các Dạng Lỗi Của Vải Mộc

22 dạng lỗi của vải mộc

1. Thủng lỗ 21. Váng hồ

2. Kẹt thoi 22. Sai quy cách(sai thiết kế3. Dày thưa 3. Dày thưa 4. Mạng nhiện 5. Hư biên 6. Lướt go 7. Xoắn kiến 8. Chập đôi 9. Văng biên 10. Đứt dọc 11. Mắt tre 12. Sợi thô 13. Nhầm chi số 14. Tạp chất 15. Xâu lộn lược, lộn go 16. Vết gỡ 17. Chải hỏng 18. Co dọc 19. Dầu vết 20. Sợi dầu

Tiêu chuẩn phân loại vải mộc

■ Khổ hẹp: <1,4m

■ + Loại 1: trên 7 mét 1 lỗi

■ + Loại 2: từ 5-6,9 mét 1 lỗi

■ + Loại 3: dưới 5m 1 lỗi

■ Khổ rộng: >1,4m

■ + Loại 1: trên 6 mét 1 lỗi

■ + Loại 2: từ 3,1-5,9 mét 1 lỗi

■ Các dạng lỗi công nhân kiểm vải phải sửa như:

- Lỗi số 5_lỗi vắt biên: cơng nhân kiểm dùng nhíp rút bớt sợi chập, rút thẳng các gút sợi nổi trên mặt vải, xong dùng lược chải cho mặt vải dàn đều.

- Lỗi số 7_ lỗi xoắn kiến: cơng nhân dùng nhíp rút bớt sợi dư, dùng kéo cắt và dùng lược chải cho mặt vải dàn đều.

- Lỗi số 18_lỗi co dọc: dùng nhíp cặp và rút căng sợi múi nổi sau đó dùng kéo cắt chải cho đẹp.

- Lỗi số 11_ lỗi mắt tre: dùng nhíp khêu đoạn sợi thô lên khỏi mặt vải, tách đoạn sợi thô, cắt bỏ bớt bông (tránh làm đứt sợi) và dùng lược chải cho sợi dàn đều.

- Lỗi số 14_ lỗi tạp chất: tất cả các tạp chất dệt đều phải dùng nhíp lấy ra và dùng lược chải cho sợi dàn đều.

HỆ THỐNG 4 ĐIỂMI. Các dạng lỗi: 1. Chập ngang 2. Đứt ngang 3. Chùng ngang 4. Thô ngang 5. Điểm dày 6. Điểm mỏng 7. Chập dọc 8. Đứt dọc 9. Chùng dọc 10. Dồn sợi 11. Sợi dọc trơi 12. Dấu hồ dệt 13. Mắt tre 14. Dính dầu

■ II. Quy định cách tính điểm:

■ Từ 0 cm -> 8cm = 1 điểm

■ Từ >8 cm ->15 cm = 2 điểm

■ Từ >15 cm ->25cm = 3 điểm

■ Số điểm được tính tối đa trên mỗi mét là 4 điểm.

■ ❖ Ghi chú:

- Mức quy định trên áp dụng cho tất cả các dạng lỗi ở dạng cục bộ.

- Đối với dạng lỗi có tính liên tục hoặc theo chu kỳ hạ 1 cấp, ngoài ra sẽ cộng thêm các lỗi khác ( nếu có ) để phân cấp

- Ví dụ:

- Sọc dọc suốt cây -> loại B

- Ngồi các lỗi trên nếu có thêm lỗi khác sẽ tính điểm và phân cấp

- Sau khi đã tính điểm lỗi xong sẽ quy đổi số điểm lỗi trên 100m2

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH tại TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w