DV HOÀNG DƯƠNG
đứng vững trên trị trường trong nước và quốc tế
Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống các giải pháp hỗ trợ để các thương hiệu Việt Nam đứng vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Cụ thể như:
Hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại: đa số các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn lại chưa có điều
kiện tiếp xúc với các phương tiện thơng tin tồn cầu. Do vậy, nhà nước cần trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá thương hiệu ra thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp hội nhập thành công trên thị trường thế giới.
Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể quảng bá thương hiệu của mình là tham gia hội chợ và triển lãm tại nước ngồi, theo cácchương trình của Cục xúc tiến thương mại. Thông thường, các doanh nghiệp tham
gia đã được hỗ trợ tới 50% chi phí gian hàng, tuy nhiên số tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra để tham gia hội chợ vẫn còn cao. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp khơng có điều kiện tham gia hội chợ và triển lãm nước ngồi. Do vậy, Chính phủ nên thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu. Quỹ này sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia quảng bá hình ảnh thương hiệu tại nước ngồi trên các phương tiện khác nhau.
Nhà nước cần xác định rõ mục đích của Chương trình thương hiệu quốc gia là giúp đỡ và tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu và năng lực xây dựng thương hiệu. Chương trình thương hiệu quốc gia cần tạo đà để quảng bá hình ảnh Việt Nam và hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hoàn thiện các quy định pháp lý, tăng cường quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thương hiệu.
Cung cấp thông tin, hỗ trợ về tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp.
Tăng cường hoạt động dịch vụ, thông tin và xây dựng phát triển thương hiệu.
KẾT LUẬN
Thực tế trong thời gian qua cùng với những biến đổi của môi trường kinh doanh cho thấy cạnh tranh trên thương trường đang ngày càng quyết liệt. Bất kể lĩnh vực hoạt động nào cũng đều tồn tại tính ganh đua mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để chinh phục được người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất đang là vấn đề mà các doanh nghiệp phải tìm cách giải quyết.Chính vì thế các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều biện pháp có thể để đạt
được vị
trí hàng đầu trong việc quyết định mua của người tiêu dùng.
Một giải pháp được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là vấn đề xây dựng thương hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp. Vào thời điểm này, khi mà hội nhập kinh tế đang diễn ra hết sức nhanh chóng và sâu rộng thì vấn đề này càng trở nên cần thiết. Để đạt được mục tiêu của mình thì đối với các doanh nghiệp, đây là một sự lựa chọn đúng đắn.
Chúng ta hồn tồn có thể n tâm được rằng mặc dù thách thức cạnh tranh mạnh mẽ hơn nhưng các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể tự tin để hội nhập. Ngành dệt may Việt Nam vẫn luôn là đối thủ nặng ký trong cuộc cạnh tranh trên thị trường hàng may mặc thế giới. Tuy nhiên, con đường trước mắt cịn rất gian nan, cần có sự nỗ lực hơn nữa khơng chỉ từ phía các doanh nghiệp may mặc mà cịn cần sự “vào cuộc” của các cơ quan chức năng.
Với giới hạn phạm vi nghiên cứu (đánh giá tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thời trang của cơng ty CP TM và DV Hồng Dương từ năm 2008 - 2010) và điều kiện thời gian thực hiện đề tài, luận văn đã phần nào khái quát được một số thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thời trang của cơng ty Hồng Dương. Từ đó, tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thời trang của cơng ty Hồng Dương trong những năm tới. Hy vọng, những giải pháp đó sẽ góp phần đưa sản phẩm thời trang của cơng ty Hồng Dương đến với người tiêu dùng nhanh và mạnh mẽ hơn, là một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và nước và thị trường quốc tế.