An toàn lao động

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất bánh bích quy mặn năng suất 6 tấn/ca trong nhà máy sản xuất bánh kẹo liên hợp năng suất 12 tấn/ca (Trang 97 - 107)

9.2.1. Mục đích

An toàn lao động là một vấn đề hết sức quan trọng trong bất kỳ nh à máy, xí nghiệp nào. An toàn lao động liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người công nhân. Vì vậy ngoài việc thiết kế nơi đặt máy móc thiết bị, lắp ráp hệ thống đường ống hơi nước có hệ số an toàn cao, nhà xưởng đảm bảo chắc chắn thì việc thiết lập nội quy an toàn lao động trong vận hành sản xuất là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó người công nhân cần phải nắm vững các quy tắc vận h ành, thao tác đúng quy định và có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trong sản xuất.

9.2.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn

-Các thiết bị không có hệ thống bảo hiểm.

-Vận hành máy móc thiết bị không đúng thao tác.

-Bốc dỡ hàng hóa không đúng kỹ thuật.

-Công nhân không nắm vững chuyên môn an toàn lao động. - Sự cố về lắp đặt máy móc thiết bị nh à xưởng.

 An toàn về khí hậu khu vực:

Không khí xung quanh khu vực sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân. Trong các nhà máy thực phẩm có các máy móc thiết bị d ùng khí nén phát ra các bức xạ nhiệt làm nhiệt độ, độ ẩm không khí thường cao hơn bình thường nên không phù hợp với trạng thái sinh lý của con ng ười. Vì vậy nếu không thực hiện tốt việc thông gió để hạn chế các bức xạ từ các thiết bị nhiệt sẽ gây mỏi mệt cho công nhân. Khi tình trạng này kéo dài công nhân sẽ bị suy giảm sức khỏe, tuổi thọ và sinh bệnh. Chính vì thế phải tạo không khí làm việc thoáng mát, bố trí nhiều quạt ở khu vực đông người vào mùa hè, mùa đông phải đảm bảo ấm áp cho công nhân trong khu vực sản xuất.

 An toàn về bụi và khí độc:

Trong các nhà máy thực phẩm thường phát sinh ra bụi từ các khâu sản xuất. Nồng độ bụi ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp của công nhân. Do đó các khu vực có bụi và khí độc thường đặt cuối hướng gió chủ đạo như: bãi sỉ, lò hơi…, ở những chỗ đất trống phải trồng cây xanh để chống bụi. Các thiết bị sinh h ơi độc, khói bụi phải có ống khói cao đảm bảo đúng quy định.

 An toàn điện:

Khi dòng điện chạy qua cơ thể người thì rất dễ gây chấn thương, nếu nặng còn có thể bị tử vong. Vì vậy để đảm bảo an toàn về điện trong nhà máy cần có những biện pháp sau:

- Không dùng điện quá tải.

- Kiểm tra dây dẫn thường xuyên để đề phòng bị hỏng, đứt. - Ở mỗi cầu giao phải có lớp bọc cách điện.

- Các môtơ điện chọn loại kín, chống ẩm.  An toàn về vận hành thiết bị máy móc

Trong nhà máy thực phẩm có nhiều máy móc thiết bị khi vậ n hành nhất thiết phải tuân thủ các quy tắc an toàn như nồi hơi, nồi thanh trùng, thiết bị cô đặc, thiết bị đun nóng….Chính vì vậy người vận hành phải thường xuyên theo dõi chế độ, kiểm

tra các thông số an toàn như nhiệt độ, áp suất, kiểm tra các van an to àn ở đường ống. Các máy móc phải trang bị bộ phận che chắn.

 An toàn về chống ồn, chống rung

Tiếng ồn trong nhà máy có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của ng ười công nhân Thường đi kèm với tiếng ồn là độ rung của thiết bị. Điều đó không chỉ có hại cho máy móc thiết bị mà còn gây bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ù tai…vì vậy cần phải hạn chế tối đa tiếng ồn và độ rung của thiết bị.

 An toàn về chiếu sáng

Việc kết hợp hài hòa giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo trong các phân xưởng sản xuất là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ tạo cho công nhân thoải mái khi làm việc và tăng năng suất lao động. Vì vậy cần trang bị hệ thống chiếu sáng phù hợp để công nhân không bị mỏi mắt, giảm thị lực, đảm bảo sức khỏe khi l àm việc.

9.3. Phòng chống cháy nổ

Công tác phòng chống nổ trong nhà máy sản xuất thực phẩm là điều bắt buộc với các nhà máy. Do trong nhà máy có:

- Nhiều thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian d ài. - Do hệ thống điện bị hở gây chập cháy.

- Do nồng độ bụi ở khu vực đó quá cao.

- Tác dụng trực tiếp của ngọn lửa phát sinh khi gần những vật liệu dễ cháy. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là:

- Cán bộ công nhân viên tham gia sản xuất phải thực hiện tốt nội quy ph òng cháy chữa cháy:

+ Không mang đồ vật dễ cháy nổ vào khu vực sản xuất. + Không hút thuốc trong khu vực sản xuất.

+ Thường xuyên vệ sinh bụi trong nhà máy.

- Nhà máy phải lập ra đội phòng cháy chữa cháy, đội ngũ này phải được huấn luyện về thao tác và kiến thức phòng cháy chữa cháy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng cháy chữa cháy của mọi người trong nhà máy để đảm bảo cho việc sản xuất được an toàn.

CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 10.1. Kết luận

10.1.1. Nguyên liệu

- Nguyên liệu được nhập từ nước ngoài qua công ty Vimaflour LTD, Cái Lân, H ạ Long, Quảng Ninh và công ty xuất nhập khẩu Bảo Phước, quốc lộ 5, Hải Phòng.

- Nguyên liệu đường dùng để sản xuất là đường RS loại 1 nhập từ công ty mía đường Sơn La và từ công ty TNHH đường mía Việt Nam – Đài Loan.

- Nguyên liệu Shoterning được nhập từ công ty Cái Lân, Hạ Long, Quảng Ninh. - Thuốc nở thì được nhập từ công ty TNHH Trường Phát, Bắc Giang.

- Sữa được nhập từ công ty cổ phần sữa Mộc Châu, S ơn La và công ty cổ phần sữa Vinamilk, Việt Nam.

10.1.2. Dây chuyền sản xuất

Nguyên liệu → xử lý sơ bộ → nhào trộn → tạo hình → nướng → làm nguội → đóng gói → bảo quản.

10.1.3. Tính công nghệ

Lượng nguyên liệu cần dùng trong 1 ca như sau:  Bột mỳ: 4.899,8 kg.  Đường: 244,992 kg.  Muối: 29,4 kg.  Sữa bột: 489,976 kg.  Trứng bột: 489,976 kg.  Shoterning: 392 kg.  Thuốc nở: 24,496 kg.

Lượng bánh thành phẩm tạo thành hay chính là năng suất phân xưởng: 750 kg/ca (6 tấn/ca)

Lượng nước sử dụng trong 1 ca là: 18,62688 (m3/ca).

Công suất điện sử dụng trong phân xưởng cho 1 ca là: 45,2 x 8 = 361,6 (KW/ca)

10.4. Các thiết bị chính trong phân xưởng

 Máy nhào bột có kí hiệu W120A.

 Máy tạo hình là máy ép quay có kí hiệu là: WPN.  Lò nướng bằng điện có kí hiệu: WWP -2П.  Băng tải làm nguội bằng lưới thép.

10.1.5. Phân tích chất lượng

- Chất lượng của bột mỳ được đánh giá qua chất lượng Gluten:  Loại kém: < 8mm đứt.

 Loại trung bình: >8mm đứt.  Loại khá: >15mm đứt. - Chất lượng sản phẩm:

+ Về cảm quan: Màu sắc vàng tươi, có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt vừa phải, bánh dòn xốp, không nứt vỡ, hoa văn rõ nét.

+ Về chất lượng: phân chia theo 3 mức:

 Loại I: Chất lượng phù hợp, chỉ có sai sót về hình thức.  Loại II: Sản phảm cần sửa lại.

 Loại III: Sản phẩm không được bán.

10.1.6. Xây dựng

Chọn địa điểm xây dựng là khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà nội với các diện tích xây dựng như sau:

Khu đất rộng 12000 m2 trong đó diện tích đất sử dụng cho xây dựng l à: 4648 m2

gồm:

 Phân xưởng bánh : 756 m2.  Phân xưởng kẹo: 864 m2.  Kho nguyên liệu: 504 m2.  Kho sản phẩm: 432 m2.  Kho bao bì: 360 m2.  Nhà hành chính: 144 m2.

 Nhà ăn, nhà hội trường: 360 m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhà để xe cho KVHC và cho khách: 84 m2.  Gara ôtô: 120 m2.  Nhà vệ sinh: 90 m2.  Phòng phân tích: 24 m2.  Trạm biến thế: 36 m2.  Nhà nồi hơi: 72 m2.  Bãi để than: 108 m2.  Trạm bơm: 18 m2.  Bể nước ngầm: 50 m2. Tháp nước:36 m2.  Nhà giới thiệu sản phẩm: 72 m2.  Nhà cơ khí: 72 m2.  Phòng bảo vệ: 12 m2. 10.1.7. Tính kinh tế

Tổng số cán bộ công nhân viên toàn nhà máy: 355 người/ngày. Tổng chi phí máy móc thiết bị của nh à máy: 11.152,155 x 106 VNĐ. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng: 7.148,064 x 106 VNĐ.

Vốn lưu động tối thiểu cần là: 27,672 x 109 VNĐ/năm → Vậy tổng vốn đầu tư là: 1.830,0219 x 106 VNĐ.

Tổng chi phí cho phân xưởng bánh quy mặn là: 59.428,47175 x 106 VNĐ/năm. Tổng chi phí cho phân xưởng kẹo mềm sữa là: 62.363,82815 x 106 VNĐ/năm. Giá thành sản phẩm bánh quy:16,51 x 106(VNĐ/tấn) = 16.510 (VNĐ/kg). Giá thành sản phẩm kẹo là: 17,323 x 106 (VNĐ/tấn) = 17.323 (VNĐ/kg) Tổng doanh thu khi sản lượng bán hàng bằng 100% sản lượng thiết kế là: 136.800 x 106 VNĐ/năm.

10.2. Đề xuất ý kiến

-UBND huyện Gia Lâm, Hà nội cần quy hoạch khu công nghiệp S ài Đồng B để các nhà máy tại khu công nghiệp này có thể hợp tác hóa, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động sản xuất. VD: cần có nh à máy sản xuất bao bì gần nhà máy sản xuất bánh kẹo.

- Nhà nước hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trẻ để đầu tư cho xây dựng nhà máy.

- Những thay đổi trong các thông t ư, nghị định liên quan đến nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào. Thêm vào đó, các chính sách b ảo hộ của Chính phủ đối với ngành đường cũng có thể làm thị trường đường trong nước biến động. Điều này dẫn đến chi phí đầu vào không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà máy. Vì vậy nhà nước khi đưa ra các nghị định cần có thời gian cho nhà máy thực hiện.

- Thay đổi trong các quy định về thuế nhập khẩu bánh kẹo, thuế trị giá gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… cũng có ảnh h ưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Nên nhà nước cần có chính sách hợp lý với các doanh nghiệp mới thành lập.

- Nhà nước tạo điều kiện về quy chế kinh doanh xuất nhập khẩu cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy có thể mở rộng thị trường ra nhiều khu vực trên cả nước cũng như trên thế giới.

- Công nhân trong các phân xư ởng sản xuất chưa thực hiện tốt các quy định dành cho người chế biến trong quá trình làm việc như: ăn quà vặt trong quá trình sản xuất, không đeo khẩu trang, găng tay... những điều đó sẽ ản h hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do đó cần phải có biện pháp kiểm tra v à theo dõi công nhân thường xuyên, nếu có hành động vi phạm thì tiến hành xử nghiêm để không tái phạm.

- Trong phân xưởng sản xuất thì kho bảo quản nguyên liệu cho ca sản xuất luôn chứa lượng nguyên liệu dùng vừa đủ để dùng trong 1 ngày thì tốt hơn, nếu để quá nhiều ở đó thì sẽ bị chuột và sâu bỏ phá hoại do kho nguyên liệu trong phân xưởng sản xuất không kín và an toàn bằng kho bảo quản nguyên liệu của toàn nhà máy.

- Nhà máy nên trồng nhiều cây xanh hơn nữa, lượng cây xanh càng nhiều thì tạo nên môi trường xanh và thoáng mát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đức Ba (1996), Công nghệ lạnh nhiệt đới, NXB nông nghiệp, TP.HCM. 2. Phạm Thị Trân Châu (chủ biên) (1998), Hóa sinh học, NXB Giáo Dục.

3. Phạm Lê Dân, Đặng Quốc Phú (1982), Sổ tay quy trình và thiết bị công nghệ hóa học tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

4. Nguyễn Công Hiền, Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị v à nhà cao tầng, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

5. Trần Mạnh Hùng, Kỹ thuật sản xuất bánh kẹo, bộ môn thực phẩm nhiệt đới, Trường ĐHBK Hà nội, Hà nội.

6. Hồ Hữu Long (1982), Kỹ thuật sản xuất bánh kẹo, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

7. Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hợp, Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản,

Trường Đại học Nha Trang.

7. Lê Hồng Quang,Giáo trình cung cấp điện, Nhà xuất bản Giáo dục

8. Nguyễn Văn Thoa (2002), Cơ sở thiết kế nhà máy chế biến đồ hộp và đông lạnh thực phẩm, Trường Đại học dân lập Văn Lang.

9. Lê Ngọc Tú (chủ biên) (1998), Hóa sinh công nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật,

Hà nội.

10. Lê Thị Bạch Tuyết (chủ biên), Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Trần Xoa (1978), Sổ tay quy trình và thiết bị công nghệ hóa học tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

TÀI LIỆU TRANG WED

1. hhttp://www.haichau.com.vn 2. http://www.Bibica.com.vn

PHỤ LỤC 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dây chuyền sản xuất bánh quy

PHỤ LỤC 2

Sản phẩm bao gói bằng bao bì PE Sản phẩm bao gói bằng bao bì nhôm hình chữ nhật

Sản phẩm bao gói bằng bao bì nhôm hình tròn

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất bánh bích quy mặn năng suất 6 tấn/ca trong nhà máy sản xuất bánh kẹo liên hợp năng suất 12 tấn/ca (Trang 97 - 107)