Tính các chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất bánh bích quy mặn năng suất 6 tấn/ca trong nhà máy sản xuất bánh kẹo liên hợp năng suất 12 tấn/ca (Trang 92 - 107)

8.3.1. Tính doanh thu

DT= ∑ (giá bán x sản lượng)

Doanh thu lớn nhất khi sản lượng bán hàng bằng 100% sản lượng thiết kế

Bảng 8.12: Tính doanh thu STT Sản phẩm Sản lượng (tấn/năm) Giá thành (106 VNĐ/năm) Thành tiền (106 VNĐ/năm) 1 Bánh quy 3.600 18 64.800 2 Kẹo mềm 3.600 20 72.000 Tổng doanh thu 136.800

8.3.2. Dự toán kết quả kinh doanh 8.3.2.1. Lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế LTH = DT - ∑ chi phí

= {136.800 - (59.428,47175 + 62.363,82815)} x 106 = 15.007,7 x106 VNĐ Thuế thu nhập phải nộp:

TH = t% x LTH

Trong đó: t: là thuế suất. Từ ngày 1/1/2005, t= 28% TH = 0,28 x 15.007,7 x 106 = 4.202,156 x 106 VNĐ Lợi nhuận sau thuế:

LST = LTH- TH = (15.007,7 – 4.202,156) x 106 = 10.805,544 x 106 VNĐ

8.3.2.2. Tích luỹ

TL = LST + khấu hao - trả gốc vay - trả lãi vay

= (10.805,544 + 1.830,0219 - 625 – 2.250) x 106 = 9.760,5659 x 106 VNĐ

8.3.3. Tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 8.3.3.1. Suất sinh lợi của đầu tư

R = (LST x 100%)/(VDT + VLĐtối thiểu)

= (10.805,544 x 100% x 106)/ (18.300,219 x 106+ 27.672 x 106) = 23,5 %

8.3.3.2. Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian tích luỹ đồng tiền tệ trở l ên dương THV = (VDT + VLĐtối thiểu)/ TL

= (18.300,219 x 106 +27.672 x 106)/9.760,5659 x 106 = 4,71 năm → Dự án khả thi về mặt kinh tế.

8.3.3.3. Hiệu quả đối với nền kinh tế quốc dân

Ngoài việc đóng thuế thu nhập cho nhà nước còn có thuế gián thu VAT, tạo thu nhập cho nhiều lao động, góp phần v ào sự phát triển kinh tế của thành phố và của cả nước.

Thu hút và tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm được những tiêu cực, tệ nạn xã hội .

CHƯƠNG 9: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

9.1. Kiểm tra vệ sinh

9.1.1.Vệ sinh cá nhân và sức khoẻ người chế biến

 Mục tiêu: người trực tiếp sản xuất phải đảm bảo quy chế vệ sinh khi l àm việc, khách tham quan phải đảm bảo quy chế vệ sinh khi v ào tham quan.

 Biện pháp thực hiện:

Công nhân làm việc trong khu chế biến phải mặc áo Blu, mũ tr ùm tóc, đi ủng, đeo găng tay và khẩu trang.

Không mang đồ trang sức, không dùng mỹ phẩm.

Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy làm việc: không ăn, nhai, nói, khạc nhổ … trong khu chế biến.

Khử trùng tay trước khi làm, khi thay đổi công việc hoặc sau khi đi vệ sinh. Không có người mắc bệnh truyền nhiễm trong khu chế biến, phải khám định kỳ và cách ly người bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành kiểm tra vệ sinh cá nhân thường xuyên đầu giờ, giữa ca và cuối ca. Quản đốc phân xưởng chế biến phải giám sát chặt chẽ vệ sinh của từng công nhân thuộc phân xưởng.

9.1.2.Vệ sinh nhà xưởng và thiết bị

 Mục tiêu: đảm bảo loại bỏ các mối nguy sinh học, hoá học v à vật lý từ nhà xưởng và thiết bị sản xuất.

 Biện pháp thực hiện:

 Tất cả các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm của các thiết bị v à dụng cụ chế biến như mặt bàn chế biến phải:

+ Làm sạch bằng chất tẩy rửa.

+ Khử trùng bằng nước có nồng độ Clorin là: 100ppm.

+ Tráng lại bằng nước sạch có nồng độ Clorin dư không vượt quá 5ppm. + Làm khô hoặc để ráo trước khi sản xuất

 Nhà xưởng và các bộ phận, bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm cần phải làm sạch và khử trùng cuối ca làm vệc.

 Khi kiểm tra có thể dùng phương pháp đánh giá cảm quan: dùng khăn trắng, sạch để kiểm tra các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm của thiết bị v à dụng cụ.

9.1.3.Phương tiện vệ sinh

 Mục tiêu:

 Đảm bảo đủ phương tiện rửa tay ở trong khu vực chế biến v à những vị trí cần thiết như trước cửa ra vào, giữa các khu nguyên liệu và chế biến. Có đủ chất tẩy rửa, sát trùng, làm khô tại các bồn rửa tay.

 Đảm bảo đủ diện tích nhà vệ sinh theo đầu người. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, phòng thay quần áo, nhà tắm, tủ giữ đồ phải sạch sẽ ngăn nắp .

 Biện pháp thực hiện:

 Bồn rửa tay và bồn nhúng tay dùng dung dịch Iod có nồng độ ≥ 25 ppm, bồn khử trùng ủng dùng dung dịch Clorin nồng độ 100 ppm bố trí tr ước lối vào khu vực chế biến.

 Phòng thay đồ, tủ quần áo phải sạch sẽ ngăn nắp theo đúng tr ình tự.

 Bộ phận quản đốc phân xưởng phải kiểm tra các nhà vệ sinh phòng thay đồ vào trước, giữa, cuối ca sản xuất.

 Bộ phận vệ sinh, bảo dưỡng phải duy trì tình trạng vệ sinh của các nhà vệ sinh trong phân xưởng.

9.1.4. Vệ sinh nước chế biến

 Mục tiêu; nước dùng để nhào bột phải đảm bảo sạch sẽ và uống được.  Biện pháp thực hiện:

 Nước sử dụng cho chế biến phải được cấp từ nguồn nước đô thị.  Nước phải được thanh trùng trước khi dùng.

 Đường ống nước chế biến không nối chéo với các đ ường ống nước cứu hoả và vệ sinh khác.

 Hàng tuần lấy mẫu kiểm nghiệm vi sinh.

 Mục tiêu: Đảm bảo không lây nhiễm từ các nguy ên liệu, phụ phẩm, phế phẩm sang thành phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản.

 Biện pháp thực hiện:

 Khu tập kết phân loại, xử lý nguyên liệu phải nằm ngoài khu vực chế biến.  Không dùng các dụng cụ chứa nguyên liệu, phế phẩm trong khu vực chế biến.

 Kho bảo quản nguyên liệu khô, bao bì, thành phẩm phải tách biệt và cách ly với kho chứa xăng dầu, hoá chất.

 Bộ phận quản lý phân xưởng chế biến thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy phạm này.

9.1.6. Chống vi sinh vật gây hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mục tiêu: Không có vi sinh vật gây hại, vật nuôi ở bất cứ nơi nào trong khu vực sản xuất.

 Biện pháp thực hiện:

Thường xuyên kiểm tra tình hình cư trú của vi sinh vật gây hại trong doanh nghiệp và khu vực lân cận.

Di dời đúng thời gian quy định các chất thải tại khu tập kết rác thải để ruồi, muỗi, chuột bọ không sinh trưởng và phát triển.

Hệ thống bẫy, bả phải có sơ đồ cụ thể và phải được thu dọn trước ngày làm việc.

Kiểm tra các lưới ngăn côn trùng ở các cửa thông gió, cửa sổ… để đảm bảo sinh vật gây hại không thể xâm nhập v ào khu vực sản xuất.

Phân công cụ thể những người có trách nhiệm trong việc thực hiện ph òng chống vi sinh vật gây hại.

9.1.7. Bảo quản và sử dụng hoá chất

 Mục tiêu: Không có hoá chất, hoá chất không được phép sử dụng trong phân xưởng sản xuất không được lây nhiễm sang thực phẩm.

Lập danh mục các hoá chất sử dụng trong doanh nghiệp, có chế độ bảo quản riêng biệt và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Các loại hoá chất phải còn nguyên bao bì, có ghi nhãn đầy đủ về tên hoá chất, công dụng, tính năng…

Các chất tẩy rửa, hoá chất khử trùng, thuốc trừ sâu, xăng, dầu, … phải đ ược cách ly, bao bì ghi nhãn đầy đủ. Kho có khoá, biển báo, có ng ười quản lý sổ sách và theo dõi xuất nhập riêng cho từng loại.

9.1.8. Vệ sinh vật liệu bao gói

 Mục tiêu: Loại bỏ tất cả các mối nguy sinh học, vật lý v à hoá học ở bao bì.  Biện pháp thực hiện:

 Kiểm tra kỹ bằng mắt để lại bỏ khuyết tật của vỏ bao b ì như khuyết tật về lớp phủ, về hình dáng, kích thước, các tạp chất….

 Kiểm tra sau khi rửa về các chỉ ti êu như dư lượng chất tẩy rửa, mức độ sạch của bao bì.

9.2. An toàn lao động9.2.1. Mục đích 9.2.1. Mục đích

An toàn lao động là một vấn đề hết sức quan trọng trong bất kỳ nh à máy, xí nghiệp nào. An toàn lao động liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người công nhân. Vì vậy ngoài việc thiết kế nơi đặt máy móc thiết bị, lắp ráp hệ thống đường ống hơi nước có hệ số an toàn cao, nhà xưởng đảm bảo chắc chắn thì việc thiết lập nội quy an toàn lao động trong vận hành sản xuất là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó người công nhân cần phải nắm vững các quy tắc vận h ành, thao tác đúng quy định và có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trong sản xuất.

9.2.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn

-Các thiết bị không có hệ thống bảo hiểm.

-Vận hành máy móc thiết bị không đúng thao tác.

-Bốc dỡ hàng hóa không đúng kỹ thuật.

-Công nhân không nắm vững chuyên môn an toàn lao động. - Sự cố về lắp đặt máy móc thiết bị nh à xưởng.

 An toàn về khí hậu khu vực:

Không khí xung quanh khu vực sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân. Trong các nhà máy thực phẩm có các máy móc thiết bị d ùng khí nén phát ra các bức xạ nhiệt làm nhiệt độ, độ ẩm không khí thường cao hơn bình thường nên không phù hợp với trạng thái sinh lý của con ng ười. Vì vậy nếu không thực hiện tốt việc thông gió để hạn chế các bức xạ từ các thiết bị nhiệt sẽ gây mỏi mệt cho công nhân. Khi tình trạng này kéo dài công nhân sẽ bị suy giảm sức khỏe, tuổi thọ và sinh bệnh. Chính vì thế phải tạo không khí làm việc thoáng mát, bố trí nhiều quạt ở khu vực đông người vào mùa hè, mùa đông phải đảm bảo ấm áp cho công nhân trong khu vực sản xuất.

 An toàn về bụi và khí độc:

Trong các nhà máy thực phẩm thường phát sinh ra bụi từ các khâu sản xuất. Nồng độ bụi ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp của công nhân. Do đó các khu vực có bụi và khí độc thường đặt cuối hướng gió chủ đạo như: bãi sỉ, lò hơi…, ở những chỗ đất trống phải trồng cây xanh để chống bụi. Các thiết bị sinh h ơi độc, khói bụi phải có ống khói cao đảm bảo đúng quy định.

 An toàn điện:

Khi dòng điện chạy qua cơ thể người thì rất dễ gây chấn thương, nếu nặng còn có thể bị tử vong. Vì vậy để đảm bảo an toàn về điện trong nhà máy cần có những biện pháp sau:

- Không dùng điện quá tải.

- Kiểm tra dây dẫn thường xuyên để đề phòng bị hỏng, đứt. - Ở mỗi cầu giao phải có lớp bọc cách điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các môtơ điện chọn loại kín, chống ẩm.  An toàn về vận hành thiết bị máy móc

Trong nhà máy thực phẩm có nhiều máy móc thiết bị khi vậ n hành nhất thiết phải tuân thủ các quy tắc an toàn như nồi hơi, nồi thanh trùng, thiết bị cô đặc, thiết bị đun nóng….Chính vì vậy người vận hành phải thường xuyên theo dõi chế độ, kiểm

tra các thông số an toàn như nhiệt độ, áp suất, kiểm tra các van an to àn ở đường ống. Các máy móc phải trang bị bộ phận che chắn.

 An toàn về chống ồn, chống rung

Tiếng ồn trong nhà máy có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của ng ười công nhân Thường đi kèm với tiếng ồn là độ rung của thiết bị. Điều đó không chỉ có hại cho máy móc thiết bị mà còn gây bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ù tai…vì vậy cần phải hạn chế tối đa tiếng ồn và độ rung của thiết bị.

 An toàn về chiếu sáng

Việc kết hợp hài hòa giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo trong các phân xưởng sản xuất là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ tạo cho công nhân thoải mái khi làm việc và tăng năng suất lao động. Vì vậy cần trang bị hệ thống chiếu sáng phù hợp để công nhân không bị mỏi mắt, giảm thị lực, đảm bảo sức khỏe khi l àm việc.

9.3. Phòng chống cháy nổ

Công tác phòng chống nổ trong nhà máy sản xuất thực phẩm là điều bắt buộc với các nhà máy. Do trong nhà máy có:

- Nhiều thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian d ài. - Do hệ thống điện bị hở gây chập cháy.

- Do nồng độ bụi ở khu vực đó quá cao.

- Tác dụng trực tiếp của ngọn lửa phát sinh khi gần những vật liệu dễ cháy. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là:

- Cán bộ công nhân viên tham gia sản xuất phải thực hiện tốt nội quy ph òng cháy chữa cháy:

+ Không mang đồ vật dễ cháy nổ vào khu vực sản xuất. + Không hút thuốc trong khu vực sản xuất.

+ Thường xuyên vệ sinh bụi trong nhà máy.

- Nhà máy phải lập ra đội phòng cháy chữa cháy, đội ngũ này phải được huấn luyện về thao tác và kiến thức phòng cháy chữa cháy.

Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng cháy chữa cháy của mọi người trong nhà máy để đảm bảo cho việc sản xuất được an toàn.

CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 10.1. Kết luận

10.1.1. Nguyên liệu

- Nguyên liệu được nhập từ nước ngoài qua công ty Vimaflour LTD, Cái Lân, H ạ Long, Quảng Ninh và công ty xuất nhập khẩu Bảo Phước, quốc lộ 5, Hải Phòng.

- Nguyên liệu đường dùng để sản xuất là đường RS loại 1 nhập từ công ty mía đường Sơn La và từ công ty TNHH đường mía Việt Nam – Đài Loan.

- Nguyên liệu Shoterning được nhập từ công ty Cái Lân, Hạ Long, Quảng Ninh. - Thuốc nở thì được nhập từ công ty TNHH Trường Phát, Bắc Giang.

- Sữa được nhập từ công ty cổ phần sữa Mộc Châu, S ơn La và công ty cổ phần sữa Vinamilk, Việt Nam.

10.1.2. Dây chuyền sản xuất

Nguyên liệu → xử lý sơ bộ → nhào trộn → tạo hình → nướng → làm nguội → đóng gói → bảo quản.

10.1.3. Tính công nghệ

Lượng nguyên liệu cần dùng trong 1 ca như sau:  Bột mỳ: 4.899,8 kg.  Đường: 244,992 kg.  Muối: 29,4 kg.  Sữa bột: 489,976 kg.  Trứng bột: 489,976 kg.  Shoterning: 392 kg.  Thuốc nở: 24,496 kg.

Lượng bánh thành phẩm tạo thành hay chính là năng suất phân xưởng: 750 kg/ca (6 tấn/ca)

Lượng nước sử dụng trong 1 ca là: 18,62688 (m3/ca).

Công suất điện sử dụng trong phân xưởng cho 1 ca là: 45,2 x 8 = 361,6 (KW/ca) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.4. Các thiết bị chính trong phân xưởng

 Máy nhào bột có kí hiệu W120A.

 Máy tạo hình là máy ép quay có kí hiệu là: WPN.  Lò nướng bằng điện có kí hiệu: WWP -2П.  Băng tải làm nguội bằng lưới thép.

10.1.5. Phân tích chất lượng

- Chất lượng của bột mỳ được đánh giá qua chất lượng Gluten:  Loại kém: < 8mm đứt.

 Loại trung bình: >8mm đứt.  Loại khá: >15mm đứt. - Chất lượng sản phẩm:

+ Về cảm quan: Màu sắc vàng tươi, có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt vừa phải, bánh dòn xốp, không nứt vỡ, hoa văn rõ nét.

+ Về chất lượng: phân chia theo 3 mức:

 Loại I: Chất lượng phù hợp, chỉ có sai sót về hình thức.  Loại II: Sản phảm cần sửa lại.

 Loại III: Sản phẩm không được bán.

10.1.6. Xây dựng

Chọn địa điểm xây dựng là khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà nội với các diện tích xây dựng như sau:

Khu đất rộng 12000 m2 trong đó diện tích đất sử dụng cho xây dựng l à: 4648 m2

gồm:

 Phân xưởng bánh : 756 m2.  Phân xưởng kẹo: 864 m2.  Kho nguyên liệu: 504 m2.  Kho sản phẩm: 432 m2.  Kho bao bì: 360 m2.  Nhà hành chính: 144 m2.

 Nhà ăn, nhà hội trường: 360 m2.

 Nhà để xe cho KVHC và cho khách: 84 m2.  Gara ôtô: 120 m2.  Nhà vệ sinh: 90 m2.  Phòng phân tích: 24 m2.  Trạm biến thế: 36 m2.  Nhà nồi hơi: 72 m2.  Bãi để than: 108 m2.  Trạm bơm: 18 m2.  Bể nước ngầm: 50 m2. Tháp nước:36 m2.  Nhà giới thiệu sản phẩm: 72 m2.

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất bánh bích quy mặn năng suất 6 tấn/ca trong nhà máy sản xuất bánh kẹo liên hợp năng suất 12 tấn/ca (Trang 92 - 107)