Những quy định của pháp luật đối với người học nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 28 - 30)

26 PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc là mở Việt Nam, NXBCTQG 1997, tr

2.2. Những quy định của pháp luật đối với người học nghề

Quyền học nghề là một quyền quan trọng trong các quyền của con người. Con người muốn có tri thức và tồn tại khơng có gì khác là phải học tập. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu cũng cho rằng “đời người là q trình khơng ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc”. Bộ luật lao động cũng ghi nhận cơng dân sinh ra có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Để cụ thể hoá quyền này, pháp luật lao động đã quy định cụ thể các quyền lợi và nghĩa vụ của người học nghề như sau:

Quyền của người học nghề:

- Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tơn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;

- Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;

- Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;

- Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

- Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

- Được trực tiếp hoặc thơng qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

- Người học nghề được hưởng chính sách học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ cơng cộng cho học sinh, sinh viên.

Người học nghề có những nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; - Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

- Người tốt nghiệp các khoá học nghề theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí dạy nghề hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp khơng chấp hành thì phải bồi hịan học bổng, chi phí dạy nghề.

- Người tốt nghiệp các khoá học nghề do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí dạy nghề phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề; trường hợp khơng thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hịan học bổng, chi phí dạy nghề.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)