Hiệu lực của hợp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 54 - 55)

- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì

3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

3.5. Hiệu lực của hợp đồng

Việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng lao động là cơ sở để xác định thời điểm quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh và là căn cứ để giải quyết tranh chấp lao động. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để xác định tổng thời gian làm việc của người lao động để làm căn cứ tính chế độ cho người lao động và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định các khoản bồi thường khi các bên chấm dứt trái pháp luật.

Pháp luật lao động quy định: “Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thỏa thuận.” (Điều 33 Bộ luật lao động 1994). Quy định này trên thực tế gặp phải một số khó khăn nhất định như việc thừa nhận quan hệ lao động hành vi, trường hợp người lao động thử việc hoặc trường hợp người lao động làm việc rồi mới ký kết hợp đồng lao động hoặc trường hợp các bên ký kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Để khắc phục được những hạn chế trên, Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung 2002 quy định: “Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thỏa thuận hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.” Pháp luật lao động cũng quy định khi ký kết hợp đồng lao động hai bên phải thỏa thuận cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động và ngày bắt đầu làm việc.

Trường hợp người lao động đi làm ngay sau khi ký kết hợp đồng lao động, thì ngày có hiệu lực là ngày ký kết. Trường hợp người lao động đã đi làm một thời gian sau đó mới ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động miệng, thì ngày có hiệu lực là ngày người lao động bắt đầu làm việc.

Pháp luật hiện hành quy định hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. (Điều 25 Bộ luật lao động 2012).

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)