- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì
4. THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1 Thực hiện hợp đồng lao động
4.1. Thực hiện hợp đồng lao động
Thực hiện hợp đồng lao động là trường hợp các bên thông qua hành vi của mình để thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng lao động. Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện.
Cũng như một số loại hợp đồng, trong quá trình thực hiện các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đã xác lập trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, hợp đồng lao động là loại hợp đồng gắn với một thị trường lao động nhất định trong đó sức lao động là một yếu tố gắn liền với người lao động mà không thể chuyển giao cho người khác, hợp đồng lao động là loại hợp đồng chứa đựng yếu tố quản lý. Do đó, khi thực hiện hợp đồng lao động, ngồi các yêu cầu trên người lao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng những cam kết trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng chung một mục đích nhất định.
4.2. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động
Thay đổi hợp đồng lao động là hành vi các bên thông qua việc xác lập lại các điều khoản của hợp đồng lao động làm thay đổi quyền và nghĩa vụ đã cam kết trước đó. Thay đổi hợp đồng lao động là quá trình giúp các bên xác lập lại các quyền và nghĩa vụ phù hợp với điều kiện thực tế tại thời điểm thay đổi, là cơ sở để góp phần ổn định quan hệ lao động, hạn chế các tranh chấp, bất đồng có thể xảy ra. Pháp luật lao động cho phép người lao động, người sử dụng lao động hoặc cả hai bên được quyền chủ động đề xuất việc thay đổi hợp đồng lao
yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày.
Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Ngoài ra, pháp luật lao động cũng cho phép người sử dụng lao động được quyền thay đổi nội dung hợp đồng lao động thông qua việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm trong trường hợp người sử dụng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí cơng việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động. Người lao động tạm thời làm công việc khác được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo cơng việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
4.3. Tạm hoãn hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm ngừng việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao trong một thời gian nhất định.36