Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 35 - 36)

26 PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc là mở Việt Nam, NXBCTQG 1997, tr

2.4.4. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Hiểu theo nghĩa rộng nội dung của hợp đồng đào tạo nghề bao gồm tòan bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng đào tạo nghề nhằm tạo lập nên giá trị pháp lý của bản hợp đồng này. Với cách hiểu như vậy thì nội dung của hợp đồng đào tạo nghề không chỉ giới hạn trong phạm vi các điều khoản mà còn cả những vấn đề để đảm bảo cho tính hợp pháp của hợp đồng.

Dưới góc độ pháp lý, khi nghiên cứu nội dung của hợp đồng đào tạo nghề chủ yếu xét đến các điều khoản hợp đồng bởi sự thỏa thuận cam kết của các bên, từ đó tạo lập các quyền và nghĩa vụ thể hiện qua các điều khoản của hợp đồng đào tạo nghề.

Có thể khẳng định, nội dung của hợp đồng đào tạo nghề là tòan bộ những điều khoản của hợp đồng, trong đó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ

do các bên đã thỏa thuận. Hợp đồng đào tạo nghề bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Nghề đào tạo;

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

- Chi phí đào tạo (Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngồi thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài);

- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

- Trách nhiệm hịan trả chi phí đào tạo; - Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 35 - 36)