26 PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc là mở Việt Nam, NXBCTQG 1997, tr
2.4.1. Khái niệm hợp đồng đào tạo nghề
Hợp đồng đào tạo nghề là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về học nghề, trong đó ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong Bộ luật lao động 2012 chưa đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng đào tạo nghề, pháp luật lao động chỉ quy định: “Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề”. Như vậy, trong quy định này, chỉ xác định được hình thức của hợp đồng đào tạo nghề và các bên trong hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề cũng được hiểu là “các cam kết giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề hoặc giữa cơ sở dạy nghề và tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề về quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong thời gian dạy nghề” (Điều 28 Nghị định 02/CP ngày 9/1/2001). Theo quy định của Luật dạy nghề thì “hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề”. Như vậy, khái niệm hợp đồng đào tạo nghề đã được pháp luật quy định để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên, nó cũng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp, bất đồng về dạy và học nghề.
Hợp đồng đào tạo nghề là một dạng đặc biệt của hợp đồng lao động, nó thể hiện bản chất thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia quan hệ học nghề, ràng buộc trách nhiệm của hai bên khơng chỉ trong q trình học nghề mà cả khi người học nghề tham gia quan hệ việc làm nếu trong hợp đồng đào tạo nghề cơ sở dạy nghề cam kết bảo đảm việc làm cho người học nghề. Từ khái niệm trên, hợp đồng đào tạo nghề có những đặc trưng sau:
- Thứ nhất, về phạm vi áp dụng của hợp đồng đào tạo nghề. Hợp
đồng đào tạo nghề được áp dụng trong các cơ sở dạy nghề gồm có trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài giữa người người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề.
- Thứ hai, về tính chất của hợp đồng đào tạo nghề: Hợp đồng đào
tạo nghề mang tính chất song vụ. Theo đó các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng đều có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Khi một bên đã nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình thì có quyền u cầu bên kia thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
- Thứ ba, về trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng đào tạo nghề:
Trong hợp đồng đào tạo nghề, người không tham gia quan hệ học nghề cũng có thể phải bồi thương khi có vi phạm xảy ra. Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng đào tạo nghề có thể thuộc về người thứ ba nếu người học nghề là vị thành niên vi phạm thì cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp phải đứng ra bồi thường.