HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 38)

- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Các hình thức tuyển dụng đều hình thành trên cơ sở quy định của pháp luật để tạo lập nên quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó hình thức tuyển dụng thông qua giao kết hợp đồng lao động được coi là hình thức tuyển dụng cơ bản trong nền kinh tế thị trường, là công cụ hữu hiệu để các bên thiết lập và duy trì quan hệ lao động một cách thuận lợi thông qua thị trường lao động.

Thị trường lao động là nơi diễn ra việc mua bán sức lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên thơng qua hình thức pháp lý đó là hợp đồng lao động.

Thơng qua hình thức pháp lý này các bên có sự tự do, tự nguyện, tự thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng. Người lao động có thể tự do lựa chọn bất cứ công việc nào phù hợp với khả năng của bản thân, hịan cảnh của gia đình và họ có quyền lựa chọn bất cứ chủ sử dụng lao động nào. Còn người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn bất cứ người lao động nào với số lượng tùy theo nhu cầu lao động. Thơng qua hình thức pháp lý này, quyền lợi của các chủ thể được thỏa thuận một cách mềm dẻo, linh hoạt trên cơ sở giới hạn pháp luật quy định mức tối thiểu hoặc tối đa. Có thể nói hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu cơ bản làm phát sinh quan hệ pháp luật trong nền kinh tế thị trường.

Hợp đồng lao động có nhiều tên gọi khác nhau như khế ước làm công, giao kèo lao động… Về thực chất đó là sự thỏa thuận giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)