TSKH Phạm Đức Chính, Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, tr57-

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 41 - 43)

- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì

29 TSKH Phạm Đức Chính, Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, tr57-

khác nhau. Yếu tố khác nhau này nó chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố pháp luật cũng như địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia xác lập quan hệ tồn tại trong một thị trường lao động cụ thể.

1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng hợp đồng lao động

Đối tượng áp dụng của hợp đồng lao động là tất cả những người lao động làm công ăn lương theo quy định của Bộ luật lao động. Phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động.

Theo quy định của pháp luật lao động thì phạm vi, đối tượng của hợp đồng lao động được quy định như sau:

1.3.1. Các trường hợp sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động đồng lao động

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. - Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động khơng phải là công chức, viên chức nhà nước.

- Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ.

- Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân sử dụng lao động.

- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hố, thể thao ngồi cơng lập thành lập theo Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hố đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngồi hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

1.3.2. Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động được quy định như sau định như sau

- Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

- Đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc Hội, Chính Phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được Quốc Hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ. - Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế tốn trưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

- Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp.

- Những người thuộc tổ chức chính trị, chính trị - xã hội hoạt động theo quy chế của tổ chức đó.

- Cán bộ chun trách cơng tác Đảng, Cơng đồn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp.

- Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công.

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

1.4. Phân loại hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được phân loại dựa trên các căn cứ nhất định. Việc phân loại hợp đồng lao động có tác dụng xem xét ý nghĩa của hợp đồng lao động cũng như xác định phương thức giải quyết một số vấn đề để bảo vệ các bên khỏi sự xâm hại. Có thể phân loại hợp đồng lao động theo những cách thức sau:

1.4.1. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng lao động

Dựa vào căn cứ này hợp đồng lao động được chia làm ba loại: Hợp đồng lao động bằng văn bản, hợp đồng lao động bằng lời nói, và hợp đồng lao động bằng hành vi31. Hợp đồng lao động bằng văn bản là loại

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 41 - 43)