Cách thức giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 52 - 53)

- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì

3.3.Cách thức giao kết hợp đồng lao động

3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

3.3.Cách thức giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. Yếu tố này xuất phát từ đặc điểm mỗi người lao động có một sức lao động mà không thể tách rời hay chuyển giao cho người khác. Chính vì vậy, khi thiết lập quan hệ lao động, người lao động phải là người tự mình bày tỏ ý chí của mình thơng qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Trong một số trường hợp, người lao động có thể ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động thông qua người được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm

theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

Hợp đồng lao động này chỉ áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động cần lao động để giải quyết một công việc nhất định, theo mùa vụ mà thời hạn kết thúc dưới 12 tháng.

Việc pháp luật lao động quy định người lao động được ký kết thông qua người ủy quyền tạo cho người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, công sức, tuy nhiên, nếu có tranh chấp, bất đồng xảy ra giữa các bên thì hậu quả pháp lý khó giải quyết. Cho nên, pháp luật chỉ quy định đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng các bên mới được quyền ký dưới dạng này.

Ngoài ra, pháp luật lao động còn quy định người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 52 - 53)