Nguyên tắc giao kết hợp đồng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 34 - 35)

26 PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc là mở Việt Nam, NXBCTQG 1997, tr

2.4.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề là một dạng đặc biệt của hợp đồng lao động, do đó khi tiến hành ký kết cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

- Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện: Hợp đồng đào tạo nghề

thể hiện sự thỏa thuận, cam kết giữa các bên cho nên khi tiến hành giao kết phải tuân thủ triệt để nguyên tắc tự do, tự nguyện. Nguyên tắc này thể hiện ý chí và lý trí của các chủ thể, theo đó mọi sự cưỡng bức, lừa dối, dụ dỗ đều xa lạ với nguyên tắc này và không được pháp luật thừa nhận.

- Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng. Theo nguyên tắc này các chủ thể

bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, khi tiến hành giao kết hợp đồng đào tạo nghề thì các bên ở vị trí ngang bằng nhau. Pháp luật đã quy định cụ thể điều kiện để các chủ thể tham gia hợp đồng đào tạo nghề, các trường hợp cơ sở dạy nghề được miễn, giảm thuế khi sử dụng đối tượng học nghề đặc biệt. Như vậy, pháp luật ln ghi nhận sự bình đẳng về tư cách pháp lý của chủ thể và trong quá trình ký kết hợp đồng đào tạo nghề các chủ thể phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc này.

- Thứ ba, nguyên tắc không trái pháp luật. Khi tham gia hợp đồng

đào tạo nghề, nguyên tắc tự do, tự nguyện là sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ. Các bên có quyền tham gia quan hệ hay khơng, tham gia trong thời gian bao lâu, với nội dung gì. Như vậy pháp luật đã tôn trọng các chủ thể trong quan hệ học nghề. Nhưng để được xã hội trân trọng, pháp luật chấp nhận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải được đặt trong cái chung của xã hội, có nghĩa phải tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 34 - 35)