Hạch toánchi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 12 5 (Trang 27 - 128)

4. Nội dung nghiê nc ứu

1.2.3.4. Hạch toánchi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất của đội của công trình

xây dựng bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản kí đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lí đội xây dựng, của công nhân xây lắp, các khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo % quy định trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lí đội (thuộc biên chế doanh nghiệp).

- Chi phí vật liệu.

- Chi phí dụng cụ sản xuất.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội. - Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến đội xây lắp.

- Chi phí bằng tiền khác liên quan tới đội xây lắp.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng bộ phận, đội từng CT, HMCT do đội đó thi công. Trường hợp chi phí sản xuất chung tập hợp liên quan đến nhiều CT, HMCT thì phải phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.

1.2.3.4.2. Tài khoản sử dụng.

TK 627

Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

_ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

_ Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành cho từng CT, HMCT.

1.2.3.4.3. Sơ đồ hạch toán.

1.2.3.5. Tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang1.2.3.5.1. Tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.3.5.1. Tập hợp chi phí sản xuất.

Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương

pháp hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng

phương pháp kiểm kê định kỳ nên Tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí sản TK 152 TK153,142,242 TK214 TK133 TK 154 TK 632 Kết chuyển hoặc phân

bổ cho các đối tượng liên quan

Định phí SXC không tính vào giá thành, ghi

nhận vào chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí vật liệu

Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí CCDC

Chi phí DV mua ngoài, chi khác bằng tiền

Thuế được khấu trừ

TK 627

Lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo

lương

TK 1413

Ghi nhận CP SXC khi quyết toán

KLXL khoán nội bộ h.thành TK 334,338

xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp xây lắp. Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng địa điểm phát sinh (các tổ, đội xây dựng) hoặc từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp.

1.2.3.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang.

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, định kỳ hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay đang dở dang.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu.

1.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản. cơ bản.

1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Trong XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối

TK 154

Kết chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm: CP NVLTT, CP NCTT, CP sử dụng máy thi công, CP sản xuất chung. Kết chuyển giá thành sản phẩm. Số dư: CP SXKDDD cuối kỳ

tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây dựng và chủ đầu tư.

1.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.

1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. Đó là các sản phẩm như CT, HMCT... Khi nào sản phẩm hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là giá thành đơn vị sản phẩm.

1.3.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là bộ phận sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành, phải tổng cộng chi phí của các bộ phận sản phẩm lại.

1.3.2.3. Phương pháp hệ số.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng đối tượng tính giá thành là từng công trình, từng HMCT hoàn thành. Giá thành đơn vị được xác định căn cứ vào tổng chi phí sản xuất phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm.

1.3.2.4. Phương pháp tỷ lệ.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng đối tượng tính giá thành là từng công trình, từng HMCT hoàn thành. Tuy nhiên chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm.

Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế và tổng giá trị dự toán xây lắp trước thuế (hay giá thành kế hoạch của các HMCT) để xác định giá thành sản xuất thực tế của từng HMCT thông qua việc xác định tỷ lệ tính giá thành.

1.3.2.5. Phương pháp liên hợp.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

2.1. Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp Sông Đà 12.5

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Sông Đà 12.5.

Xí nghiệp Sông Đà 12.5 là chi nhánh trực thuộc Công ty Sông Đà 12 - đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà - một tổng công ty lớn của nhà nước hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực xây dựng.

Xí nghiệp Sông Đà 12.5 tiền thân là trạm tiếp nhận vật tư thiết bị Bút Sơn, trụ sở đóng tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được nâng cấp trở thành xí nghiệp xây lắp vật tư, vận tải Sông Đà theo quyết định số 08/TCT – TCLĐ ngày 06 tháng 02 năm 1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà căn cứ theo:

- Quyết định số 966/BXD – TCLĐ ngày 15 tháng 11 năm 1995 của Bộ

trưởng Bộ xây dựng về thành lập Tổng công ty xây dựng Sông Đà và điều lệ tổ chức của Tổng công ty.

- Yêu cầu công tác tổ chức và tình hình thực tế phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thực hiện nghị quyết của thường vụ đảng uỷ và hội động quản trị công ty họp ngày 05 tháng 02 năm 1998.

Sau này xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà được đổi tên thành Xí nghiệp Sông Đà 12.5 theo quyết định số 21/TCLĐ ngày 21 tháng 03 năm 2002 cùng các xí nghiệp khác của Công ty Sông Đà 12.

Số đăng ký kinh doanh của xí nghiệp là 109967 cấp ngày 16 tháng 01 năm 1996 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Hiện nay trụ sở chính của xí nghiệp đặt tại lô 4, nhà C12, Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, mặc dù thời gian chưa dài xong toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã hết sức cố gắng để phát triển xí nghiệp trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế thị

trường ngày càng biến động, hoàn thành nhiệm vụ do Công ty Sông Đà 12 giao cho, sẵn sàng tham gia thi công các công trình dân dụng, thuỷ lợi phục vụ xã hội, tạo việc làm cho nhiều lao động mới. Đời sống và thu nhập của nhân viên ngày càng nâng cao. Địa bàn hoạt động của xí nghiệp ngày càng được mở rộng với rất nhiều công trình mới. Xí nghiệp đã tham gia thi công rất nhiều những công trình lớn:

Nhà văn hoá lạo động KonTum

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí

Nhà máy thuỷ điện Sơn La

Nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long Nhà máy xi măng Hải Phòng

Khu đô thị Việt Hưng…

Xí nghiệp Sông Đà 12.5 hiện tại hoạt động là chi nhánh trực thuộc Công ty Sông Đà 12 nên chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ, những công trình lớn kí kết đều thông qua công ty Sông Đà 12.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.

Xí nghiệp Sông Đà 12.5 từ khi thành lập cho đến nay luôn kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký, luôn quyết tâm thực hiện tốt các công trình được giao thầu. Với đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, xí nghiệp làm khá tốt các chức năng chính:

- Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng và nhà ở. - Xây lắp công trình giao thông, thuỷ điện, bưu điện.

- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước.

- Đồng thời xí nghiệp cũng tham gia cung cấp bê tông thương phẩm phục vụ thi công các công trình của đơn vị thi công và các công trình khác.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp.

Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy quản lý của Xí nghiệp Sông Đà 12.5

Xí nghiệp Sông Đà 12.5 hiện nay trong biên chế có khoảng hơn 200 lao động, số lao động thời vụ thì thay đổi thường xuyên tuỳ theo khối lượng công việc từng thời kỳ.

Cơ cấu quản lý xí nghiệp là cơ cấu chức năng, đứng đầu là giám đốc chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất toàn bộ xí nghiệp, giúp việc cho giám đốc là ba phó giám đốc và các phòng ban

Ban giám đốc bao gồm:

- Giám đốc xí nghiệp: do hội đồng quản trị công ty Sông Đà 12 bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước công ty trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các kế hoạch được giao.

Giám Đốc Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật Phó Giám Đốc phụ trách tài chính Phòng kế hoạch Phòng tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng quản lý kỹ thuật Đội CT9 Đội CT10 Đội CT11 Đội CT12 Phó giám đốc phụ trách vật tư

- Phó giám đốc phụ trách vật tư: có trách nhiệm quản lý, tổ chức theo dõi tình hình vật tư đảm bảo yêu cầu thi công

- Phó giám đốc phụ trách xây dựng có trách nhiệm tổ chức các biện pháp thi công theo dõi kỹ thuật, chất lượng các công trình.

- Phó giám đốc phụ trách tài chính giúp giám đốc trong việc quản lý tài chính đơn vị, lập các kế hoạch sản xuất, công tác định mức tiền lương, đấu thầu các công trình, nghiệm thu thanh toán, quyết toán các công trình.

Nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc bố trí sắp xếp các cán bộ kỹ thuật, biên chế các chức danh ở các phòng ban tổ đội. Tổ chức đánh giá thành tích, khuyết điểm của người lao động trình duyệt ban giám đốc.

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thu thập, xử lý ghi chép số liệu, tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các đối tượng sử dụng như giám đốc xí nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên (công ty Sông Đà 12). Đồng thời giúp đơn vị thực hiện đầy đủ chính sách chế độ của nhà nước, thường xuyên kiểm tra đảm bảo thực hiện tiết kiệm và kinh doanh có lãi.

- Phòng kinh tế kế hoạch: có nhiệm vụ bố trí xắp xếp kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho xí nghiệp nói chung và các tổ đội thi công nói riêng, lập dự toán cho các công trình xây lắp, tổ chức đầu mối đi đấu thầu các công trình hoặc nhận lại từ công ty Sông Đà 12.

- Phòng quản lý kỹ thuật: tư vấn các vấn đề kỹ thuật cho các đội trực tiếp thi công các công trình và phòng ban khác về các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, kiểm tra các đề án có liên quan đến thiết kế sản xuất thi công xây lắp, hướng dẫn quy trình thi công, thực hiện vệ sinh an toàn lao động, giám sát thi công xử lý thay đổi thiết kế trong điều kiện cho phép, lập biện pháp

phương án kiểm tra kỹ thuật an toàn cho máy móc thiết bị đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp thi công.

Các tổ đội có nhiệm vụ trực tiếp thi công theo sự chỉ đạo của cấp trên.

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 CL 2006-2005 CL 2007-2006 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2005 2006 2007 +/- % +/- % Doanh thu Đồng 25,258,719,077 43,539,322,012 70,961,104,522 18,280,602,935 72.37 27,421,782,510 62.98 LN trước thuế Đồng 129,722,296 122,063,144 406,118,503 -7,659,152 -5.90 284,055,359 232.71 LN sau thuế Đồng 129,722,296 122,063,144 406,118,503 -7,659,152 -5.90 284,055,359 232.71 Tổng VKD bình quân Đồng 122,573,661 111,989,200 218,692,537 -10,584,461 -8.64 106,703,337 95.28 Tổng VCSH bình quân Đồng 122,573,661 111,989,200 218,692,537 -10,584,461 -8.64 106,703,337 95.28 Tổng số lao động Người 165 200 242 35 21.21 42 21.00 Thu nhập bình quân Đồng 2,055,761 2,382,511 2,420,261 326,750 15.89 37,750 1.58 Tổng nộp ngân sách Đồng 160,198,020 410,408,497 801,345,709 250,210,477 156.19 390,937,212 95.26

Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm qua như sau:

- Doanh thu năm 2006 đạt 43.539.322.012đ, tăng 18.280.602.935đ so với năm 2005, tương đương tăng 72,37%. Năm 2007 tăng 27.421.782.510đ, tương đương tăng 62,98% so với năm 2006.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đạt 122.063.144đ, giảm 7.659.152đ so với năm 2005, tương đương giảm 5,9%. Tuy nhiên đến năm 2007 lợi nhuận lại tăng 284.055.359đ tương đương tăng 232,71% so với năm 2006.

- Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2006 là 111.989.200đ, giảm 10.584.461đ so với năm 2005, tương đương giảm 8,64%. Đến năm 2007 tăng 106.703.337đ tương đương tăng 95,28% so với năm 2006.

- Tổng vốn chủ sở hữu bình quân năm 2006 là 111.989.200đ, giảm 10.584.461đ so với năm 2005, tương đương giảm 8,64%. Đến năm 2007 tăng 106.703.337đ tương đương tăng 95,28% so với năm 2006.

- Tổng số lao động bình quân năm 2006 là 200 người, tăng 35 người so với năm 2005, tương đương tăng 21,21%. Năm 2007 tăng 42 người tương đương tăng 21% so với năm 2006.

- Thu nhập bình quân năm 2006 là 2.382.511đ, tăng 326.750đ so với năm 2005, tương đương tăng 15,89%. Năm 2007 tăng 37.750đ tương đương tăng 1,58% so với năm 2006.

- Tổng nộp ngân sách năm 2006 là 410.408.497đ, tăng 250.210.477đ so với năm 2005, tương đương tăng 156,19%. Năm 2007 tăng 390.937.212đ tương đương tăng 95,26% so với năm 2006.

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5

CL 2006-2005 CL 2007-2006

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

+/- % +/- %

I. Các tỷ số về khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán nhanh 0.0036 0.0005 0.0064 -0.0032 -87.33 0.0060 1300.82

2. Khả năng thanh toán hiện hành 1.0038 1.0029 1.0060 -0.0009 -0.09 0.0031 0.31

3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0.8020 0.8121 0.8983 0.0101 1.26 0.0862 10.61

4. Khả năng thanh toán lãi vay 1.0966 1.2024 1.3487 0.1058 9.65 0.1463 12.17

II. Các tỷ số về khả năng hoạt động

1. Vòng quay tổng tài sản 0.2169 0.3249 0.3905 0.1080 49.81 0.0657 20.22

2. Vòng quay hàng tồn kho 0.6192 1.3427 1.9620 0.7235 116.85 0.6193 46.12

3. Vòng quay các khoản phải thu 0.5332 0.6346 0.6221 0.1014 19.02 -0.0124 -1.96

4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1.6775 2.0160 3.3699 0.3385 20.18 1.3538 67.15

III. Các chỉ tiêu sinh lời

1. Tỷ suất LN/DT 0.0051 0.0028 0.0057 -0.0023 -45.41 0.0029 104.14 2. Tỷ suất LN/Tổng TS bq 0.0011 0.0009 0.0022 -0.0002 -18.22 0.0013 145.42 3. Tỷ suất LN/Vốn CSH bq 1.0583 1.0900 1.8570 0.0316 2.99 0.7671 70.38

Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình tài chính của xí nghiệp như sau:

Về khả năng thanh toán:

+ Khả năng thanh toán hiện hành: qua 3 năm tỷ số này đều xấp xỉ 1 cho thấy xí nghiệp có thể sử dụng toàn bộ tài sản của mình để trang trải tất cả các

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 12 5 (Trang 27 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)