4. Nội dung nghiê nc ứu
3.2. Đối với công tác hạch toáncác khoản mục chi phí
Kế toán chi phí NVLTT:
Ban tài chính kế toán cần yêu cầu các cán bộ vật tư và kỹ thuật định kỳ kiểm tra xác định khối lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ, lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí nguyên vật liệu thực tế. Cuối tháng bảng kê sẽ được gửi cùng
các chứng từ khác về phòng kế toán xí nghiệp, kế toán vật tư sẽ tính toán phần giá trị này và hạch toán nhập liệu vào máy:
Nợ TK 152 (phần giá trị NVL còn lại)
Có TK 621
Sang tháng sau, kế toán thực hiện bút toán ngược lại. Việc này tuy có làm cho công việc của kế toán nhiều hơn nhưng sẽ phản ánh chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng.
Kế toán chi phí bảo hành công trình.
Xí nghiệp nên tiến hành trích lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp sau khi ký hợp đồng thi công. Mức trích lập khoảng 2 – 5% tổng giá thành dự toán của công trình trong từng giai đoạn cụ thể.
- Khi trích lập dự phòng chi phí bảo hành công trình xây lắp, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627
Có TK 352
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình:
Nợ TK 621 Nợ TK 622 Nợ TK 623 Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111,112,152,153,331....
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 623
Có TK 627
- Khi sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành:
Nợ TK 352
Có TK 154
- Hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 352
Có TK 711