Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 12 5 (Trang 43 - 47)

4. Nội dung nghiê nc ứu

2.1.5.1. Nhân tố bên trong

Bản thân xí nghiệp.

- Với đặc điểm hiện nay là đơn vị phụ thuộc, Xí nghiệp Sông Đà 12.5 không có tư cách pháp nhân về tổ chức, nhân sự, về vốn, về phân phối lợi nhuận… Do vậy Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD.

- Đối với công tác tiếp thị, đấu thầu: Theo phân cấp quản lý, Xí nghiệp chỉ tham gia đấu thầu những công trình có giá trị và quy mô nhỏ, không tập trung, không phát huy hết được năng lực của đơn vị.

- Công tác tuyển chọn và thu hút CBCNV có năng lực và tay nghề cao:

Do phân cấp Xí nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động 3 tháng với công nhân

và không được ký hợp đồng lao động với các kỹ sư, cử nhân trình độ cao và phải tuân thủ quy chế lương do Công ty ban hành cho đơn vị trực thuộc. Do đó Xí nghiệp không có sự chủ động trong công tác tuyển dụng lao động và chế độ thu hút người lao động có trình độ, tay nghề cao cần thiết cho hoạt động SXKD của đơn vị.

- Về vốn: Đơn vị không có tư cách pháp nhân để vay vốn cũng như huy động vốn phục vụ SXKD và đầu tư. Tất cả các nhu cầu vốn phục vụ SXKD và các khoản tiền thu về phải qua Công ty. Do đó Xí nghiệp không chủ động được tiền vốn phục vụ SXKD cũng như đầu tư các dự án.

- Về phân phối lợi nhuận: Đơn vị không được phân phối lợi nhuận, hàng năm đơn vị chỉ được hạch toán đến lợi nhuận trước thuế, sau đó Công ty thu lợi nhuận và phân phối lợi nhuận cho toàn Công ty. Do đó Xí nghiệp

không có quỹ để chủ động động viên tinh thần lao động SXKD của CBCNV cũng như tái đầu tư sản xuất.

Nguyên vật liệu.

Thời gian qua, đặc biệt từ những tháng cuối năm 2007, giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng tăng đột ngột và có xu hướng biến động mạnh làm cho chi phí xây dựng tăng từ 1,25 lên 1,40 lần.

Quả thực, với những cú sốc lớn về giá cả như vậy, nhiều nhà thầu đang có nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào.

Trước tình hình căng thẳng này, nhiều dự án, công trình được triển khai thi công bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số nhà thầu bị lỗ nặng, 1 số khác đành bỏ thi công, phá hợp đồng chấp nhận bị phạt để tránh nguy cơ phá sản.

Do trượt giá, nhiều nhà thầu dù đã được lựa chọn nhưng không ký được hợp đồng, có những gói thầu tuy đã ký được hợp đồng và đang triển khai cũng bị ngưng trệ.

Xí nghiệp Sông Đà 12.5 tuy chưa lâm vào tình trạng đó nhưng cũng đang vấp phải những khó khăn trong việc lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.

Đối thủ cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu và là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hơn. Hiện nay ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cùng với những công ty có uy tín sẵn có trên thị trường như Công ty Thương mại Xây dựng Hà Nội, Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội, Công ty Licogi, Công ty Thương mại xây dựng và du lịch TCT, Công ty xây lắp Thương mại II…đang cạnh tranh khá gay gắt với xí nghiệp. Đây là điều mà xí nghiệp hết sức lưu ý để đưa ra những phương án nhằm làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của xí nghiệp trên thị trường.

Máy móc, công nghệ.

Nếu coi lịch sử phát triển 50 năm ngành xây dựng là một cuộc hành trình thì chuyển biến rõ nhất là những đô thị đơn điệu với các công trình nhà thấp tầng tường xây, mái ngói nghèo nàn thời kỳ đầu, đã dần được thay thế bằng những đô thị được quy hoạch văn minh, các công trình nhà ở, nhà văn hóa, sân vận động, công sở hiện đại, đồ sộ, cao tầng và bề thế, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Sự khởi sắc này trên cả nước, có sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ xây dựng.

Khách hàng.

Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định

sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với uy tín tạo dựng qua 10 năm hoạt động và xu thế của thị trường, khách hàng hiện nay của xí nghiệp đã và đang được mở rộng. Nhưng công trình nhà ở, văn phòng công ty, những hạng mục công trình của tỉnh hoặc quốc gia đều đã được xí nghiệp tham gia thi công. Đây là một lợi thế cho xí nghiệp khi tham gia đấu thầu những công trình tiếp theo.

2.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài.

Yếu tố kinh tế.

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập kinh tế thế giới, công tác thị trường cũng được các doanh nghiệp ngành xây dựng bắt đầu chú trọng để tăng cạnh tranh trong nước.

Theo đề xuất, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng sẽ do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt. Điều này tạo điều kiện cho các công ty và xí nghiệp thành viên của Tổng công ty Sông Đà có cơ hội mở rộng sản xuất, tăng tính cạnh tranh và phát triển.

Yếu tố chính trị pháp luật

Sự ổn định chính trị cũng như sự nhất quán của thể chế chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của quốc gia đó. Một nền chính trị ổn định sẽ khiến cho sức mạnh kinh tế tập trung, công dân chuyên tâm sản xuất, kinh doanh và làm giàu, đời sống người dân ngày càng phát triển. Hiện nay tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á nói chung, Việt Nam được bình chọn là đất nước có sự ổn định số 1 về chính trị và có môi trường đầu tư tốt.

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế mở cửa của nền kinh tế, luật pháp Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi phù hợp nhằm thu hút được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài, nhiều công trình, dự án trong nước cũng được thông qua, nhiều doanh nghiệp thành lập, mạng lưới đô thị quốc gia đã được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển gồm hơn 720 đô thị cùng các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Bộ Xây dựng cho biết: trong suốt 50 năm phát triển ngành, ngành Xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dự án. Đây là tiền đề thúc đẩy ngành xây dựng phát triển nhanh và mạnh trong thời gian qua.

Yếu tố văn hoá, xã hội

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên cho biết: hiện nguồn lao động của ngành xây dựng khoảng 2 triệu người, được cung cấp chủ yếu từ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ và các doanh nghiệp xây dựng. Các cơ sở này cung ứng cho ngành được gần 44.000 lao động/năm.

Trong thời gian tới, nếu nhu cầu lao động của ngành tăng 10%/năm (200.000 người), với tốc độ đầu tư xây dựng hàng năm tăng từ 15-20%, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ sẽ phải tăng chỉ tiêu lên 10-12%. Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo cung cấp cho ngành cũng chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu.

Vì thế tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là nông dân chưa qua đào tạo làm việc thay cho công nhân kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 12 5 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)