Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu tiền nhiệm có liên quan ở trong nước và ngồi nước, có thể rút ra các kết luận và khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về nội dung KTTN trong DN còn rời rạc, khơng có hệ thống, được thực hiện ở các bối cảnh, không gian và thời gian khác nhau. Các kết luận rút ra về nội dung KTTN trong DN vì vậy cũng khác nhau và chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào khái quát hoá được cả 5 nội dung của KTTN trong DN gồm (1) Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng TTTN; (2) Lập dự toán; (3) Thu thập, xử lý thông tin thực hiện; (4) Báo cáo KTTN và (5) Đánh giá thành quả ở các TTTN. Do vậy, việc nghiên cứu KTTN theo 5 nội dung mới như trên là cần thiết.

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong

DN cho thấy việc áp dụng KTTN bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, song các nghiên cứu lại khơng có sự thống nhất về số lượng các yếu tố ảnh hưởng (có yếu tố trong nghiên cứu này có tác động nhưng lại khơng có trong nghiên cứu khác) và các kết luận về mức độ ảnh hưởng cũng như chiều hướng tác động của các yếu tố đến KTTN lại không giống nhau đặt trong bối cảnh phát triển của KTTN (có yếu tố trong nghiên cứu này có ảnh hưởng thuận chiều và có tác động rất lớn đến KTTN nhưng lại có ảnh hưởng ngược chiều và có tác động không đáng kể trong nghiên cứu khác…). Do vậy để có cơ sở xây dựng mơ hình và phát triển giả thuyết nghiên cứu thì việc hệ thống hố và phân tích các lý thuyết nền tảng có liên quan là điều cần thiết.

Thứ ba, các nghiên cứu nước ngoài được sử dụng làm cơ sở tham chiếu cho

các nghiên cứu về KTTN ở Việt Nam. Với bối cảnh nghiên cứu khác, do vậy cần có nghiên cứu để kiểm chứng kết quả xem liệu có phù hợp với Việt Nam nói chung và các DN sản xuất ơ tơ - là DN có nhiều đặc thù nói riêng hay khơng cũng như kết quả nghiên cứu ở Việt Nam liệu có tương đồng hay khơng nhằm luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong DN.

Thứ tư, KTTN là công cụ quản lý và kiểm soát rất hiệu quả, đã được khẳng

định trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên thế giới, KTTN đã được áp dụng thành công ở nhiều DN thuộc các lĩnh vực khác nhau (sản xuất, y tế, ngân hàng…), nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chuyên sâu về KTTN nhằm tăng cường quản lý hoạt động cho các DN sản xuất ô tô, trong khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang phát triển, lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày

càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với áp lực cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngồi đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Năm 2020, nhiều DN sản xuất ô tô lớn đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng song sự cạnh tranh gay gắt khiến lợi nhuận của các đơn vị không tăng tương ứng (Việt Đức, 2020). Để cải thiện tình trạng đó thì việc chú trọng đến KTTN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận cũng như trong toàn đơn vị, tồn ngành ở các DN sản xuất ơ tô Việt Nam cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Do đó việc nghiên cứu về KTTN tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam để có thể đưa ra các khuyến nghị giúp các DN kiểm sốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để tận dụng những cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay đảm bảo hội nhập tốt với thị trường khu vực và thế giới là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

Với các khoảng trống nêu trên luận án sẽ nghiên cứu: (1) KTTN trong DN gắn với cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để đo lường, kiểm soát và đánh giá thành quả của từng TTTN qua đó đánh giá thực trạng áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Luận án không đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật cụ thể của KTTN ở từng TTTN; Các dẫn chứng và số liệu trong bài nếu có chỉ nhằm chứng minh cho việc áp dụng KTTN nói chung tại các DN khảo sát và cung cấp cơ sở cho các nhận định về áp dụng KTTN trong DN; (2) Xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng KTTN, đo lường mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các yếu tố đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam và (3) Đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này tác giả đã tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu liên quan đến KTTN, được các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tổng quan các cơng trình theo hai hướng chính: (1) Các nghiên cứu về nội dung KTTN trong DN và (2) Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong DN. Trên cơ sở đó tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu và góc độ tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)