PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 78)

3.1. Tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1. ựa ch n phương pháp nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) để tiến hành nghiên cứu khoa học thì nhà nghiên cứu thường sử dụng một trong ba phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Nếu nhà nghiên cứu muốn phát triển các lý thuyết mới từ dữ liệu đã được thu thập trước đó thì họ sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cịn nếu muốn kiểm định các giả thuyết đã thiết lập trước đó thì phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ là phương pháp được sử dụng (Creswell, 2003). Trong nghiên cứu này, để thực hiện được mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bởi việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ bổ sung thông tin cho nhau trong quá trình xử lý và phân tích (Leedy và Ormrod, 2012). Bên cạnh đó cịn xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:

- Mặc dù KTTN đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới nhưng tại Việt Nam KTTN vẫn là một nội dung cịn khá mới.

- Theo tìm hiểu thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam là chưa có vì vậy khơng có sẵn mơ hình để tiến hành kiểm định. Do đó tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở các nghiên cứu tiền nhiệm trên thế giới và Việt Nam để kế thừa các yếu tố ảnh hưởng, kết hợp với việc phỏng vấn và thảo luận xin ý kiến chuyên gia nhằm tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng cũng như các thang đo phù hợp cho nghiên cứu KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

- Các nghiên cứu tiền nhiệm ở nước ngồi nên có những điểm khác so với Việt Nam. Trong khi đó nghiên cứu trước đây thực hiện ở trong nước thì chưa thực hiện kiểm định trên đối tượng là các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Do đó, từ việc tìm ra các yếu tố kế thừa, phát hiện các yếu tố mới, thang đo mới, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

3.1.2. Phương pháp thu thập d liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn. Đây là kỹ thuật nhằm mục đích thu thập dữ liệu thơng qua việc thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Phương pháp này thường

được sử dụng khi những chủ đề thảo luận mang tính cá nhân, các đối tượng phỏng vấn có vị trí xã hội. Vì vậy, việc thực hiện phương pháp giúp đào sâu vấn đề có tính chun mơn cao, song đơi khi tốn nhiều thời gian và chi phí. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã vận dụng phương pháp này để điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng, các thang đo, mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn cũng được thực hiện khi khảo sát các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Bên cạnh phương pháp phỏng vấn, tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra. Do vậy các công cụ để tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp đó là Phiếu khảo sát (Phụ lục 1A, 1B, 1C) và Dàn ý phỏng vấn (Phụ lục 2). Do điều kiện thực tế để tiếp xúc với các đối tượng phỏng vấn, điều tra khác nhau nên để tiến hành phỏng vấn và điều tra, tác giả thực hiện bằng nhiều hình thức như gửi Dàn ý phỏng vấn và Phiếu khảo sát qua email, gọi điện thoại và gặp trực tiếp.

3.1.3. Phương pháp thu thập d liệu thứ cấp

Để tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm phục vụ cho nghiên cứu, tác giả thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định d liệu c n cho nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu về KTTN

tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam, do đó xác định dữ liệu cần thiết là các dữ liệu liên quan đến KTTN, các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN, các dữ liệu liên quan đến thực tế về thông tin các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam cũng như thực trạng KTTN tại các đơn vị khảo sát này.

Bước 2: Xác định nguồn d liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp rất đa dạng,

phong phú, do vậy để việc thu thập dữ liệu hiệu quả tác giả sẽ xem xét: Dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu thường được thể hiện ở văn bản, tài liệu, tạp chí, trang web, sách, báo nào, ở đâu?. Trong nghiên cứu này, nguồn để tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp cho đề tài là từ các luận án, luận văn thạc sĩ, các bài báo liên quan đến KTTN đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngồi nước.

Bước 3: Tiến hành thu thập d liệu: Khi thu thập thông tin, tác giả chọn lọc

các tài liệu, dữ liệu có liên quan sau đó tiến hành tổng hợp theo từng nội dung, sắp xếp khoa học sao cho việc tra cứu tài liệu, dữ liệu được thuận lợi nhất. Tác giả tiến hành đọc, ghi chép, tải về, photo, sao chụp một phần hay toàn bộ văn bản, tài liệu, các dữ liệu liên quan. Các dữ liệu phải phù hợp với đề tài nghiên cứu, có giá trị sử dụng và ln mang tính mới, dễ dàng sử dụng. Để thuận tiện cho việc sử dụng thì tất cả các dữ liệu thu thập sẽ được tác giả tóm lược, đưa vào bảng kê, thư mục, phân

loại sắp xếp theo trình tự hợp lý, chẳng hạn sắp xếp dữ liệu theo từng nội dung như các dữ liệu liên quan đến lý thuyết KTTN, các dữ liệu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN, các dữ liệu về ngành sản xuất ô tô…

Bước 4: Xác định độ tin cậy và giá trị của d liệu: Nếu dữ liệu thu thập được

không đảm bảo độ tin cậy sẽ dẫn đến những đánh giá, thảo luận cũng như đưa ra những khuyến nghị thiếu chính xác và khơng phù hợp. Do dữ liệu rất đa dạng, lại luôn được cập nhật, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu, tác giả thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như các nguồn thơng tin chính thống, các luận án được đăng tải trên thư viện của các trường Đại học uy tín: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, các tạp chí và sách uy tín. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, tác giả sẽ xác định lại độ tin cậy của các dữ liệu đã thu thập thông qua việc đối chiếu, so sánh các dữ liệu với nhau.

Bước 5: D liệu thứ cấp: Sau khi đã thu thập và xác định được độ tin cậy

cũng như giá trị của dữ liệu thì tác giả có được các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho thực hiện đề tài.

3.1.4. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu trên cơ sở đó đặt ra các câu hỏi

nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã xác định.

Bước 2: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến KTTN

theo 2 khía cạnh: (1) Các nghiên cứu về nội dung KTTN trong DN và (2) các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong DN. Trên cơ sở đó xác định khoảng trống nghiên cứu.

Bước 3: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTN trong DN và các yếu tố ảnh

hưởng đến KTTN trong DN.

Bước 4: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa phương

pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Bước 5: Trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận và đề xuất các khuyến nghị

có tính tham khảo cho việc vận dụng KTTN phù hợp với các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), phương pháp nghiên cứu định tính có nhiều phương pháp, cơng cụ khác nhau và rất khó để có thể phân loại một cách hồn chỉnh. Về tổng quát có thể chia chúng ra làm 2 nhóm là nhóm phương pháp và nhóm cơng cụ.

Vấn đề nghiên cứu: KTTN tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến KTTN

(1) Các nghiên cứu về nội dung KTTN trong DN

(2) Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong DN

Khoảng trống nghiên cứu.

(1) Cơ sở lý luận về KTTN trong DN

(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong DN

Phương pháp nghiên cứu

(Phương pháp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng) .

Thu thập, xử lý dữ liệu định tính, định lượng

Phân tích kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả và đề xuất khuyến nghị về áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam

Trong nhóm phương pháp thì có 02 phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh đó là phương pháp lý thuyết nền (Grounded theory – GT) và phương pháp nghiên cứu chuyên sâu hay nghiên cứu tình huống (case study). Tuy nhiên luận án không sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống chuyên sâu vì: (1) Đối với các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư nước ngồi (FDI), tác giả rất khó tiếp cận do khơng được sự đồng ý, cộng tác từ khách thể nghiên cứu bởi rào cản bảo mật thông tin; (2) Đối với các DN sản xuất ô tô Việt Nam, chỉ có 1 DN đồng ý nhưng theo đánh giá của cá nhân DN đó lại khơng điển hình, trong trường hợp này để kết quả có tính so sánh và khái quát hoá nhất định địi hỏi nghiên cứu tình huống (case) phải có ít nhất 3 case (Yin, 2014); (3) Phương pháp nghiên cứu chuyên sâu không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án: Đánh giá thực trạng áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam chứ không phải đi nghiên cứu, đánh giá 1 DN cụ thể.

Trong nhóm cơng cụ thì có 03 cơng cụ được sử dụng phổ biến là thảo luận tay đơi, thảo luận nhóm và quan sát. Tuy nhiên, có cơng cụ đơi khi được xem như là phương pháp ví dụ thảo luận nhóm (Kitzinger, 1994). Tác giả đã vận dụng các phương pháp và các công cụ trên vào đề tài như sau:

3.2.1.1. Phương pháp lý thuyết nền

Phương pháp lý thuyết nền là một trong những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu định tính để xây dựng lý thuyết khoa học. Lý thuyết khoa học được tạo thành từ thu thập, so sánh dữ liệu để nhận dạng, xây dựng kết nối các khái niệm với nhau. Mặc dù KTTN đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới nhưng tại Việt Nam, khái niệm KTTN vẫn còn khá mới. Việc nghiên cứu nội dung KTTN trong DN, các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong tổ chức còn rất khiêm tốn. Riêng việc nghiên cứu thực trạng KTTN cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam là chưa có. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn phương pháp GT để xác định nội dung KTTN trong DN cũng như khám phá các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng thang đo cho các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam, cụ thể:

- Phần tổng quan và cơ sở lý thuyết: Tác giả nghiên cứu thơng qua việc tìm hiểu, thu thập, phân loại, hệ thống các nghiên cứu tiền nhiệm trên thế giới và Việt Nam có liên quan về KTTN thông qua Internet, sách, báo… theo 2 nhóm: (1) các nghiên cứu về nội dung KTTN trong DN và (2) những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong DN. Trên cơ sở đó tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu và đó cũng

chính là cơ sở để tác giả định hướng cho nghiên cứu luận án của mình. Trong phần cơ sở lý luận về KTTN trong DN, tác giả thu thập và hệ thống các khái niệm liên quan đến KTTN, vai trò, nội dung KTTN trong DN. Đặc biệt tác giả hệ thống hoá các lý thuyết nền tảng và việc vận dụng những lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu của mình như lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết đại diện và lý thuyết khuếch tán đổi mới.

- Đối với các yếu tố ảnh hưởng, giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và thang đo: Từ hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng thuật các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả xây dựng và đề xuất mơ hình nghiên cứu (bao gồm cả thang đo nháp) và các giả thuyết nghiên cứu tương ứng về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

3.2.1.2. Đo lường các biến trong nghiên cứu, xây dựng và thiết kế Bảng hỏi

Dựa vào các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả thiết lập các thang đo nháp được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Tổng hợp các thang đo nháp dựa vào nghiên cứu tiền nhiệm T T

T

Yếu tố ảnh hƣởng

Biến quan sát Mã hoá Nguồn

1 Phân cấp quản lý

(PC)

1. Nhà quản lý tại TTTN được thông báo về nhiệm vụ của mình PC1 Vlogel (1962), Gordon (1963), Anderson (1995), Atkitson và cộng sự (1997), Casey và cộng sự (2008), Fowzia (2009), Fowzia (2011), Smith và cộng sự (2012), Hồ Mỹ Hạnh (2014), Ngô Văn Lượng và Vũ Thị Hằng Nga (2017), Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018),

Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018), Huỳnh Đức Lộng và Tạ Thị Chúc Quân (2018), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019), Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019),

Cao Thị Huyền Trang (2020), Nguyễn Thị Diện và cộng sự (2020).

2. Nhà quản lý chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm của họ

PC2

3. Nhà quản quản lý tại TTTN có đủ thẩm quyền thích hợp để thực hiện cơng việc của mình

PC3

4. Mỗi công việc trong từng TTTN được mô tả cũng như xác định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng

PC4

5. Các nhân viên của TTTN có trình độ chun mơn phù hợp để thực hiện cơng việc của mình

PC5

6. Trách nhiệm giải trình của nhân viên dựa trên trách nhiệm của họ

PC6 7. Nhà quản lý có thời gian phù hợp để thực hiện

cơng việc của mình

PC7 8. Phân cơng nhiệm vụ bằng văn bản PC8 2 Quy mô

DN 1. Tổng doanh thu và tổng tài sản của DN

QM1 Nowak (2000), Zimnicki (2016), RaJan (2011), Kamilah

T T

Yếu tố ảnh hƣởng

Biến quan sát Mã hoá Nguồn

(QM)

2. Tổng lao động của DN QM2 (2012), Alshomaly (2013), Trần Trung Tuấn (2015), Quesado và cộng sự (2016), Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018), Lê Thị Thu Hồng và Phạm Ngọc Toàn (2018), Trần Trung Tuấn và cộng sự (2020), Cao Thị Huyền Trang (2020).

3. Khả năng đảm bảo kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác tài chính kế tốn QM3 4. Khả năng đáp ứng phần mềm hỗ trợ cho KTTN QM4 5. Số lượng phịng ban QM5 3 Trình độ, nhận thức của nhà quản lý (NQL)

1. Nhà quản lý được thông báo về hệ thống KTTN NQL1 Gordon (1963), Holmes và Nicholls (1989), Nyakuwanika (2012), ShiXian (2014), Pajrok (2014), Mohammad (2014), Koske và Muturi (2015), Trần Trung Tuấn (2015), Ngô Văn Lượng và Vũ Thị Hằng Nga (2017), Lê Thị Thu Hồng và Phạm Ngọc Toàn (2018), Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018), Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018), Huỳnh Đức Lộng và Tạ Thị Chúc Quân (2018), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019), Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí (2019), Nguyễn Thị Diện và cộng sự (2020).

2. Nhà quản lý có trách nhiệm với hệ thống KTTN NQL2

3. Nhà quản lý nhận thức được lợi ích của hệ thống KTTN

NQL3

4. Nhà quản lý có nhu cầu cao về việc áp dụng KTTN

NQL4

5. Nhà quản lý am hiểu KTTN

NQL5

6. Nhà quản lý nghi ngờ về hiệu quả sử dụng KTTN NQL6 7. Nhà quản lý DN đánh giá cao về tính hữu ích các

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)