Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 39 - 40)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Khái niệm và vai trị của kế tốn trách nhiệm

2.2.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Là một trong những công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị trong việc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đã đề ra của DN, KTTN có những vai trị cơ bản sau đây (Ngô Thế Chi, 2018):

- KTTN đo lường chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư liên quan đến các TTTN trong DN; Thực hiện phân bổ các khoản chi phí, doanh thu nhằm lập kế hoạch, dự toán và đánh giá thành quả của các nhà quản trị các cấp. Qua đó, cung cấp thơng tin tin cậy cho nhà quản trị ra quyết định kiểm sốt chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư;

- KTTN đánh giá thành quả của các bộ phận, đơn vị từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất trong DN bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đo lường thành quả ở các cấp quản trị khác nhau thông qua các báo cáo KTTN. Qua đó, nhà quản trị có những giải pháp tốt nhất nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn;

- KTTN tạo điều kiện cho các bộ phận, đơn vị cũng như người lao động hiểu rõ hơn về bản chất của chi phí, doanh thu và lợi nhuận của DN theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với nơi phát sinh và sử dụng. Do vậy giúp các nhà quản trị quan tâm và có trách nhiệm hơn với những quyết định của họ trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh;

- KTTN cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự toán một cách chi tiết, đồng thời nắm được chi phí thực tế phát sinh ở các TTTN. Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị kiểm sốt được phí phí phát sinh nhằm tối thiểu hóa chi phí, tăng doanh thu và đạt lợi nhuận mục tiêu;

- KTTN giúp các nhà quản trị trong DN thiết lập một hệ thống tiền lương, tiền thưởng hợp lý, khuyến khích những người làm tốt trong DN;

- KTTN giúp các nhà quản trị các cấp xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhà quản trị cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Giúp cho nhà quản trị cấp dưới chủ động và sáng tạo trong việc ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao có điều kiện tập trung vào các quyết định chiến lược của DN.

Tuy nhiên, bên cạnh đó KTTN cũng có một số những hạn chế nhất định. Theo Bhandari và Kaur (2018), điều kiện tiên quyết cho một hệ thống KTTN thành

công là DN phải thiết lập được một cấu trúc tổ chức hợp lý, trên cơ sở đó có thể xác định được rõ ràng các TTTN. Thêm vào đó, vấn đề giao việc và gán trách nhiệm phải thích hợp. Ngồi ra DN phải xây dựng được một hệ thống báo cáo thích hợp. Tác giả nhấn mạnh rằng nếu thiếu những điều kiện này thì khó có hệ thống KTTN; Ngoài phân loại chi phí theo cách truyền thống thì chi phí cần phải được phân loại theo các cách khác, điều này là không dễ dàng; Khi giới thiệu hệ thống KTTN, một số nhà quản lý có thể yêu cầu phân loại bổ sung, đặc biệt nếu các báo cáo KTTN khác với các báo cáo thường lệ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 39 - 40)