Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 129 - 161)

Kết quả tóm tắt mơ hình (Model Summary)

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

1 .793 .629 .616 .415

Kết quả kiểm định ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 56.079 7 8.011

46.559 .000

Residual 33.037 192 .172

Total 89.117 199

(Nguồn: Kết quả xứ lý SPSS 20.0 của tác giả)

Kết quả phân tích ở Bảng 4.22 cho thấy:

Giá trị R2 = 0,629 và R2 hiệu chỉnh = 0,616 có nghĩa là 63% sự biến thiên về áp dụng KTTN được giải thích bởi 7 biến độc lập đã đưa vào trong mơ hình nghiên cứu.

Giá trị F = 46.559 (Sig. = 0,000) chứng tỏ kết quả thực hiện trên mẫu có thể suy rộng cho toàn bộ tổng thể.

4.3.3.4. Kiểm định các giả thiết của mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Giả thiết của mơ hình hồi quy bội là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và phân phối của phần dư phải là phân phối chuẩn. Do đó tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích với chỉ số phóng đại phương sai (VIF) và biểu đồ Histogram để thể hiện phân phối của phần dư.

Kết quả ở Bảng 4.21 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất cả 7 biến độc lập trong mơ hình đều thấp hơn so với 2. Điều này chứng tỏ là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được xây dựng trên mẫu và có thể khái quát hóa, sử dụng sau này.

Biểu đồ 4.3 dưới đây thể hiện phần dư của mơ hình có giá trị trung bình xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 0,982 (xấp xỉ gần bằng 1). Điều đó cho thấy phần dư của mơ hình hồi quy mà tác giả xây dựng có phân phối gần với phân phối chuẩn chuẩn (đồ thị có dạng hình chng). Do vậy các giả định của mơ hình hồi quy khơng bị vi phạm.

Như vậy kết quả của mơ hình hồi quy tuyến tính là tin cậy vì mơ hình là phù hợp, các giả định của mơ hình khơng bị vi phạm. Kết quả của mơ hình hồi quy sẽ được sử dụng để thảo luận và đề xuất các khuyến nghị cho nghiên cứu.

Biểu đồ 4.3. Phân phối Histogram của phần dƣ trong mơ hình

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chương này tác giả đã tổng quan về các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam, làm rõ 4 nội dung liên quan: (1) Lịch sử hình thành và phát triển, (2) Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất và hình thành trung tâm trách nhiệm tại đơn vị, (3) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và (4) Đặc điểm tổ chức bộ máy KTQT tại các đơn vị này.

Ngoài ra, chương này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính bao gồm: (1) Nghiên cứu thực trạng áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam theo 5 nội dung: Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng TTTN, lập dự tốn, thu thập, xử lý thơng tin thực hiện, báo cáo KTTN và đánh giá thành quả ở các TTTN; (2) Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam gồm phân tích nhân tố khám phá, đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích hồi quy bội. Các kết quả này được thảo luận tiếp trong chương 5.

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

Khi trả lời cho câu hỏi “Thực trạng áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô

ở Việt Nam như thế nào?”, nghiên cứu này cho thấy việc áp dụng KTTN tại các DN

sản xuất ô tô ở Việt Nam đã bắt đầu được triển khai nhưng biểu hiện của KTTN còn chưa rõ ràng, nhà quản lý và nhân viên kế tốn cịn nhầm lẫn trong nhận thức về KTTN và phân cấp quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Về nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở các trung tâm trách nhiệm

Các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đều có bộ máy phân cấp rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm được phân cấp đến các cấp quản lý trong DN. Do vậy, các DN sản xuất ô tơ ở Việt Nam bước đầu đều đã hình thành sơ bộ hệ thống các TTTN với 4 loại TTTN cơ bản bao gồm TTCP, TTDT, TTLN và TTĐT. Tuy nhiên, các DN phần lớn đều thực hiện phân quyền theo chức năng như sản xuất, bán hàng, nhân sự, kế tốn... chứ khơng phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản trị theo 4 trung tâm riêng biệt cho mục đích đánh giá thành quả của các TTTN. Điều này dẫn đến việc xác định các loại TTTN được dựa vào chức năng quản lý theo chiều dọc và chiều ngang chứ không theo phạm vi trách nhiệm, phạm vi về phân cấp quản lý (hoặc chịu trách nhiệm về chi phí, hoặc chịu trách nhiệm về doanh thu, hoặc chịu trách nhiệm đồng thời cả về chi phí và doanh thu hoặc chịu trách nhiệm trong dài hạn liên quan đến đầu tư). Chính điều này dẫn đến các đơn vị gặp phải những khó khăn nhất định trong việc xác định các TTTN cũng như ranh giới giữa các TTTN.

Mặt khác việc phân biệt trung tâm này với trung tâm khác tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay cịn khó khăn, vướng mắc (tồn tại) do hoạt động ở các TTTN chưa thực sự đặc trưng và đồng nhất. Đây cũng chính là một khó khăn cho việc phân chia DN thành các TTTN bởi việc phân chia chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn với TTCP và TTDT thì có thể định dạng được nhưng TTLN và TTĐT thì chưa chắc đã định dạng được, hay với trung tâm nghiên cứu và phát triển mặc dù tên trung tâm là vậy nhưng về mặt bản chất nó cũng là một TTCP, hoặc với trung tâm lợi nhuận gộp thì bản chất cũng là TTLN. Điều này xuất phát từ thực tế rằng việc phân định trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ cho mỗi TTTN đơi khi gặp nhiều khó khăn bởi giữa các trung tâm đều có sự liên kết và tác động cũng như ảnh hưởng lẫn nhau. Trách nhiệm đối với

chi phí và doanh thu thì có thể tách biệt được, nhưng trách nhiệm với lợi nhuận và đầu tư thì đơi khi lại khó phân định. Điều này là do một nhà quản lý có thể vừa đứng đầu TTLN lại vừa đứng đầu TTĐT, khi đó họ có thể chỉ ưu tiên cho lợi nhuận vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài (đầu tư) và đây chính là một trong những khó khăn của nhà quản trị.

Về xác định trách nhiệm kế toán: Mặc dù các DN đều xác định nhiệm vụ KTTN ở mỗi TTTN đều gồm lập dự tốn, thu thập, xử lý thơng tin thực hiện, báo cáo KTTN và đánh giá thành quả TTTN. Tuy nhiên, các nội dung trên được thực hiện cho từng bộ phận, đơn vị (dựa theo cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý) chứ không thực hiện cho 4 TTTN (theo quan điểm của KTQT hay KTTN).

Về lập dự toán tại các trung tâm trách nhiệm

Thực trạng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam cho thấy đa số phản hồi đều sử dụng hệ thống lập dự toán và việc lập dự toán ngày càng được các DN chú trọng bởi các đơn vị nhận thức được rõ chức năng của hệ thống này trong việc lập kế hoạch và kiểm sốt chi phí. Đặc biệt phần lớn các DN đều coi trọng việc lập dự tốn về chi phí sản xuất vì đây là một bộ phận quan trọng, làm cơ sở để kiểm sốt chi phí hay đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN và có mối liên hệ chặt chẽ với các dự toán khác như lập dự toán sản lượng sản xuất, dự toán doanh thu. Tuy nhiên các dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm được lập chưa được chi tiết tới từng TTTN. Các chỉ tiêu đưa vào trong dự tốn cịn mang tính chất truyền thống, chưa có sự phân biệt về các chỉ tiêu được xây dựng giữa các bộ phận khác nhau và chưa có sự đa dạng trong việc đưa các chỉ tiêu phi tài chính vào dự tốn. Mục đích của việc lập dự toán đều nhằm cung cấp kế hoạch về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn mà chưa được sử dụng kết hợp để đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng TTTN. Việc thơng qua hệ thống dự tốn chưa thể coi là giao kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các nhà quản lý bộ phận. Các chỉ tiêu đưa vào dự toán cịn hạn chế và chưa thể hiện tính đặc thù khác biệt giữa các loại TTTN trong DN. Mặt khác, dự toán được xây dựng tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dự tốn tĩnh và được lập cho từng năm, cịn lập dự toán linh hoạt không nhiều.

Về thu thập, xử lý thông tin thực hiện

Hệ thống thu nhận thông tin tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đã đảm bảo có thể ghi nhận và xử lý những thông tin thực hiện vừa mang tính tổng hợp, vừa

mang tính chi tiết, bao gồm cả các thơng tin tài chính và phi tài chính liên quan đến doanh thu, chi phí, kết quả và đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống thu nhận thông tin tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam lại chưa được thiết kế để có thể thu thập các thông tin thực hiện theo từng TTTN nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý theo các TTTN tại các DN này. Phương pháp được sử dụng để phân bổ chi phí gián tiếp tại các DN chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, theo đó tiêu chuẩn phân bổ thường là 1 hay một vài tiêu thức. Tuy nhiên trong thực tế, chi phí chung thường bao gồm nhiều nội dung khác nhau, mỗi nội dung phát sinh có đặc điểm khác nhau do vậy việc lựa chọn 1 hay một vài tiêu thức để phân bổ theo phương pháp truyền thống trở nên không hợp lý.

Kết quả nghiên cứu tại các đơn vị khảo sát cho thấy, các thông tin thực hiện liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đầu tư mặc dù đã được phân loại, tuy nhiên mục đích chủ yếu lại nhằm thực hiện các nội dung của kế tốn tài chính, cụ thể: chi phí được phân loại theo chức năng; doanh thu được phân loại thành doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính; lợi nhuận bao gồm lợi nhuận toàn DN và lợi nhuận chi tiết theo sản phẩm hay dự án kinh doanh từng loại sản phẩm; các thông tin thực hiện liên quan đến việc huy động vốn, quyết định các phương án đầu tư chưa đầy đủ, vẫn tập trung chủ yếu là các thơng tin tài chính…; Các DN đều khơng phân loại chi phí, doanh thu theo cách phân loại chi phí theo mức độ hoạt động và đặc biệt cách phân loại chi phí theo khả năng kiểm sốt chi phí của nhà quản trị cũng chưa được thực hiện. Do vậy việc phân loại và xác định lợi nhuận cũng chưa được thực hiện theo dạng lãi trên biến phí hay theo khả năng kiểm sốt của nhà quản trị; Hệ thống tài khoản, sổ kế toán tại các đơn vị khảo sát đều được chi tiết theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tuy nhiên chưa được chi tiết theo các TTTN nhằm xử lý dữ liệu theo các TTTN phục vụ đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý bộ phận.

Về báo cáo kế toán trách nhiệm

Việc lập báo cáo trách nhiệm tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay là chưa đầy đủ. Các báo cáo được lập cho từng đơn vị, bộ phận (dựa vào cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý) chứ chưa được lập cho từng loại TTTN (dưới góc độ của KTTN). Chẳng hạn như báo cáo lợi nhuận chưa được xây dựng theo dạng số dư đảm phí nên khơng thể đáp ứng được yêu cầu phân tích của KTQT nhằm xác định trách nhiệm quản trị để tạo ra lợi nhuận của từng bộ phận. Mặt khác,

các thông tin trong báo cáo chỉ bao gồm thuần tuý thông tin tài chính, chưa chú trọng đến các thơng tin phi tài chính. Do vậy, nội dung báo cáo về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý và đo lường thành quả hoạt động của từng TTTN trong đơn vị.

Về đánh giá thành quả ở các TTTN

Phân tích thực trạng áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam cho thấy một số lượng đáng kể phản hồi đã áp dụng một hoặc nhiều các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong việc đánh giá thành quả của các bộ phận (TTTN gồm TTCP, TTDT, TTLN và TTĐT) trong DN. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tài chính được chú trọng nhiều hơn so với các chỉ tiêu phi tài chính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy KTTN xác định và cung cấp thông tin cho nhà quản trị một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động của tồn cơng ty cũng như các phòng ban: chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sản lượng, giá bán, doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư (ROA, ROE, ROI)… Các chỉ tiêu trên mặc dù giúp cơng ty có cơ sở để đưa ra những đánh giá nhất định trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của các bộ phận trong đơn vị, song lại chưa đánh giá được trách nhiệm cũng như kết quả theo từng TTTN. Các công ty không xác định thêm các chỉ tiêu phi tài chính như xem xét sự hài lòng hoặc yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm… nhằm xem xét các nguyên nhân, đánh giá trách nhiệm của các bộ phận một cách toàn diện hơn. Mặt khác, trong khi việc vận dụng các chỉ tiêu RI, EVA, MVA sẽ giúp các nhà quản trị có những lựa chọn và quyết định đầu tư đúng đắn hơn thì các cơng ty lại chưa chú trọng đến việc sử dụng các chỉ tiêu này. Điều này làm cho việc đánh giá hoạt động của các TTTN trở nên khơng đầy đủ và thiếu tính tồn diện.

5.2. Bàn luận kết quả về các yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

Khi trả lời cho câu hỏi “Các yếu tố nào ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam? Mức độ tác động của các yếu tố này?”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 7 yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam với mức độ tác động khác nhau, được thể hiện ở Bảng 5.1 dưới đây:

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng tới áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam

Yếu tố Mức ý nghĩa Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số chuẩn hố Sig. B Beta Trình độ, nhận thức của nhà quản lý .075 .090 .098 Phân cấp quản lý .000 .302 .320

Trình độ, nhận thức của người làm kế toán .000 .227 .290

Quy mô DN .000 .243 .236

Ứng dụng công nghệ thông tin .091 .071 .085

Mức độ cạnh tranh .022 -.111 -.107

Đặc điểm DN .015 .110 .114

(Nguồn: Kết quả xứ lý SPSS 20.0 của tác giả) Giả thuyết H1: Phân cấp quản lý có ảnh hưởng thuận chiều tới áp dụng KTTN

tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam với mức ý nghĩa 1% (B = 0,302 > 0, Sig. = 0,000 < 0,01). Nói cách khác, nếu phân cấp quản lý tốt hơn, tăng lên 1 đơn vị thì áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam sẽ tăng lên 0,302 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Giả thuyết H2: Quy mơ DN có ảnh hưởng tích cực và thuận chiều tới áp dụng

KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam với mức ý nghĩa 1% (B = 0,243 > 0, Sig. = 0,000 < 0,01). Điều này có nghĩa khi quy mơ DN tăng thêm 1 đơn vị thì áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam tăng lên 0,243 đơn vị trong điều kiện các

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 129 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)