Tổng hợp các thang đo nháp dựa vào nghiên cứu tiền nhiệm

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 83 - 91)

sở lý luận về KTTN trong DN, tác giả thu thập và hệ thống các khái niệm liên quan đến KTTN, vai trò, nội dung KTTN trong DN. Đặc biệt tác giả hệ thống hoá các lý thuyết nền tảng và việc vận dụng những lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu của mình như lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết đại diện và lý thuyết khuếch tán đổi mới.

- Đối với các yếu tố ảnh hưởng, giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và thang đo: Từ hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng thuật các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả xây dựng và đề xuất mơ hình nghiên cứu (bao gồm cả thang đo nháp) và các giả thuyết nghiên cứu tương ứng về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

3.2.1.2. Đo lường các biến trong nghiên cứu, xây dựng và thiết kế Bảng hỏi

Dựa vào các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả thiết lập các thang đo nháp được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Tổng hợp các thang đo nháp dựa vào nghiên cứu tiền nhiệm T T

T

Yếu tố ảnh hƣởng

Biến quan sát Mã hoá Nguồn

1 Phân cấp quản lý

(PC)

1. Nhà quản lý tại TTTN được thơng báo về nhiệm vụ của mình PC1 Vlogel (1962), Gordon (1963), Anderson (1995), Atkitson và cộng sự (1997), Casey và cộng sự (2008), Fowzia (2009), Fowzia (2011), Smith và cộng sự (2012), Hồ Mỹ Hạnh (2014), Ngô Văn Lượng và Vũ Thị Hằng Nga (2017), Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018),

Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018), Huỳnh Đức Lộng và Tạ Thị Chúc Quân (2018), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019), Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019),

Cao Thị Huyền Trang (2020), Nguyễn Thị Diện và cộng sự (2020).

2. Nhà quản lý chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm của họ

PC2

3. Nhà quản quản lý tại TTTN có đủ thẩm quyền thích hợp để thực hiện cơng việc của mình

PC3

4. Mỗi cơng việc trong từng TTTN được mô tả cũng như xác định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng

PC4

5. Các nhân viên của TTTN có trình độ chun mơn phù hợp để thực hiện cơng việc của mình

PC5

6. Trách nhiệm giải trình của nhân viên dựa trên trách nhiệm của họ

PC6 7. Nhà quản lý có thời gian phù hợp để thực hiện

cơng việc của mình

PC7 8. Phân công nhiệm vụ bằng văn bản PC8 2 Quy mô

DN 1. Tổng doanh thu và tổng tài sản của DN

QM1 Nowak (2000), Zimnicki (2016), RaJan (2011), Kamilah

T T

Yếu tố ảnh hƣởng

Biến quan sát Mã hoá Nguồn

(QM)

2. Tổng lao động của DN QM2 (2012), Alshomaly (2013), Trần Trung Tuấn (2015), Quesado và cộng sự (2016), Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018), Lê Thị Thu Hồng và Phạm Ngọc Toàn (2018), Trần Trung Tuấn và cộng sự (2020), Cao Thị Huyền Trang (2020).

3. Khả năng đảm bảo kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm cơng tác tài chính kế tốn QM3 4. Khả năng đáp ứng phần mềm hỗ trợ cho KTTN QM4 5. Số lượng phòng ban QM5 3 Trình độ, nhận thức của nhà quản lý (NQL)

1. Nhà quản lý được thông báo về hệ thống KTTN NQL1 Gordon (1963), Holmes và Nicholls (1989), Nyakuwanika (2012), ShiXian (2014), Pajrok (2014), Mohammad (2014), Koske và Muturi (2015), Trần Trung Tuấn (2015), Ngô Văn Lượng và Vũ Thị Hằng Nga (2017), Lê Thị Thu Hồng và Phạm Ngọc Toàn (2018), Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018), Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018), Huỳnh Đức Lộng và Tạ Thị Chúc Quân (2018), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019), Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí (2019), Nguyễn Thị Diện và cộng sự (2020).

2. Nhà quản lý có trách nhiệm với hệ thống KTTN NQL2

3. Nhà quản lý nhận thức được lợi ích của hệ thống KTTN

NQL3

4. Nhà quản lý có nhu cầu cao về việc áp dụng KTTN

NQL4

5. Nhà quản lý am hiểu KTTN

NQL5

6. Nhà quản lý nghi ngờ về hiệu quả sử dụng KTTN NQL6 7. Nhà quản lý DN đánh giá cao về tính hữu ích các

cơng cụ kỹ thuật KTTN NQL7 4 Trình độ, nhận thức của người làm kế toán (KT)

1. Bằng cấp đào tạo của nhân viên kế toán KT1

Haldma và Laats (2002), Alomiri (2003), Ismail và King (2007), McChlery và cộng sự (2004), Nawaiseh và cộng sự (2014), Ern và cộng sự (2016),

Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018), Lê Thị Thu Hồng và Phạm Ngọc Toàn (2018), Huỳnh Đức Lộng và Tạ

Thị Chúc Quân (2018), Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí (2019), 2. Kế tốn viên có chứng chỉ chun mơn trong

nước và cơng nhận quốc tế (ACCA, CMA...)

KT2

3. Kinh nghiệm làm việc của người làm kế toán

T T

Yếu tố ảnh hƣởng

Biến quan sát Mã hoá Nguồn

4. Các khoá huấn luyện cho nhân viên kế toán

KT4 Nguyễn Thị Diện (2019), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019), Nguyễn Thị Diện và cộng sự (2020). 5 Mức độ cạnh tranh (CT)

1. Cạnh tranh về nguyên liệu CT1 Libby và Walerhouse (1996),

Cooper (1998), Ahmad (2012), Lê Thị Thu Hồng và Phạm Ngọc Toàn (2018), Cao Thị Huyền Trang (2020). 2. Cạnh tranh về nhân lực CT2 3. Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm/dịch vụ CT3 4. Cạnh tranh về sự đa dạng của sản phẩm/dịch vụ CT4

5. Cạnh tranh về giá cả CT5

6 Đặc điểm DN (DD)

1. Người sử dụng thơng tin kế tốn DD1 Nowak (2000), Venkatrathnam và Reddy (2008), Fowzia (2011), Bùi Thị Xuân Hà (2019), Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019).

2. Hệ thống kiểm soát nội bộ DD2 3. Việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong sản xuất DD3

4. Hình thức pháp lý của DN DD4

5. Sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh của DN DD5 6. Sự đa dạng về địa bàn hoạt động của DN DD6 7 Chi phí

tổ chức KTTN (CP)

1. u cầu chi phí về đầu tư cơng nghệ phục vụ việc vận dụng KTTN

CP1 Đào Khánh Trí (2015), Huỳnh Đức Lộng và Tạ Thị Chúc Quân (2018), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019), Cao Thị Huyền Trang (2020). 2. Yêu cầu chi phí tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia

về để vận dụng KTTN

CP2 3. Yêu cầu chi phí đào tạo nguồn nhân lực để vận

dụng KTTN CP3 8 Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)

1. DN trang bị cơ sở hạ tầng thông tin (Hardware - phần cứng)

CNTT1 Chang (2001), Choe (2004), Huỳnh Đức Lộng và Tạ Thị Chúc Quân (2018), Ma Văn Viên và Trần Văn Long (2019). 2. DN trang bị phần mềm (Software) CNTT2

3. Quản trị dữ liệu (Data) CNTT3

4. Kết nối hệ thống (Mạng Lan, Internet…) CNTT4 9 Môi

trường pháp lý (MTPL)

1. Khung pháp lý về kế toán (luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán)

MTPL1 Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Bùi Thị Xuân Hà (2019),

Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019).

2. Nội quy và quy chế của DN có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng việc kế tốn

MTPL2 3. Hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh MTPL3

4. Chính sách của Nhà nước MTPL4

Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu đã được thiết lập trong Chương 2 và các thang đo nháp trong Bảng 3.1 ở trên, tác giả tiến hành xây dựng Phiếu khảo sát (Bảng hỏi) sơ bộ (Phụ lục 1A). Bảng hỏi này được thiết kế gồm 3 phần chính: - Phần 1 là thông tin chung về DN và đối tượng khảo sát. Phần này, tác giả thu thập các thông tin chung về DN như: Tên, địa chỉ DN, loại hình DN, vị trí cơng tác của người được khảo sát, bộ phận/phịng ban cơng tác của họ… nhằm xác định rõ đối tượng và những thông tin liên quan khác của người được khảo sát. Việc làm này nhằm làm tăng độ tin cậy và giá trị của thông tin khảo sát.

- Phần 2 là nội dung KTTN trong DN: Nội dung khảo sát tập trung vào tìm hiểu thực trạng áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam theo 5 nội dung gồm: (1) Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng TTTN; (2) Lập dự toán; (3) Thu thập, xử lý thông tin thực hiện; (4) Báo cáo KTTN và (5) Đánh giá thành quả ở các TTTN.

- Phần 3 là các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN trong DN: Ở phần này tác giả sử dụng câu hỏi đóng và đáp án sử dụng thang đo Likert 5 bậc cho các biến quan sát nhằm xem xét đánh giá của người được khảo sát đối với mỗi yếu tố được đề cập trong Bảng hỏi.

3.2.1.3. Phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm

Để mơ hình, biến, thang đo đảm bảo phù hợp cho nghiên cứu KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm để thu thập ý kiến nhằm kiểm tra lại các thang đo, đồng thời phát hiện thêm, bổ sung hoặc chỉnh sửa các câu hỏi để trên cơ sở đó hồn thiện Bảng hỏi và thang đo nháp cho các biến nghiên cứu trước khi tiến hành khảo sát thử và khảo sát trên diện rộng (khảo sát đại trà). Ngồi ra, thơng qua việc tiếp xúc chun gia giúp tác giả xây dựng được mối quan hệ để chuyên gia cho phép tạo điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về KTTN, cũng như trên cơ sở đó giúp tác giả chọn được đơn vị phù hợp cho việc nghiên cứu chuyên sâu KTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Việc lựa chọn các chuyên gia phỏng vấn được tác giả dựa trên một số tiêu chí: Có kinh nghiệm, am hiểu về KTTN; Am hiểu về kế tốn trong DN sản xuất ơ tơ; Có khả năng đề xuất các chính sách, giải pháp hồn thiện KTTN trong DN; Người có nghiên cứu về KTTN. Dựa vào các tiêu chí trên tác giả tiến hành phỏng vấn 2 nhóm chuyên gia bao gồm: (1) Chuyên gia là các giảng viên, nhà nghiên cứu (những người này có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy kế tốn; Có hiểu biết hoặc nghiên cứu về KTTN; Có trình độ tiến sĩ trở lên); (2) Chuyên gia thực tiễn (chuyên gia bên ngoài) bao gồm những người trực tiếp hành nghề kế toán tại đơn vị (kế toán) và các

nhà quản lý tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam. Đối với chuyên gia là kế toán phải có trình độ đại học trở lên; t nhất 5 năm đảm nhiệm một trong các vị trí như Kế tốn trưởng, Trưởng phịng kế tốn. Đối với chun gia là các nhà quản lý phải giữ các chức vụ như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, hoặc các vị trí tương đương tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Nội dung Dàn ý phỏng vấn (Phụ lục 2) được tác giả chuẩn bị sẵn nhằm thu thập ý kiến của chuyên gia về nội dung KTTN trong DN cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam. Trong đó tác giả khơng xây dựng câu hỏi phỏng vấn sẵn vì cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như diễn biến của cuộc phỏng vấn, sự hiểu biết của người phỏng vấn cũng như sự hợp tác của các chuyên gia.

Dựa vào Dàn ý phỏng vấn đã được chuẩn bị, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 8 chuyên gia gồm 04 chuyên gia là các giảng viên giảng dạy KTQT tại các trường Đại học khác nhau gồm trường Đại học Thương mại, trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính và 04 chuyên gia thực tiễn gồm Chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, Kế tốn trưởng, trưởng phịng kế tốn tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam thông qua điện thoại và gặp trực tiếp. Các cuộc phỏng vấn này khơng được ghi âm vì khơng được phép của chuyên gia, nhưng được tác giả ghi chép lại. Trên cơ sở đó tác giả sẽ chuyển thể thành các bảng tổng hợp đối với từng cuộc phỏng vấn trong vịng 24 giờ để đảm bảo thơng tin tổng hợp là sát nhất với thực tế phỏng vấn. Tác giả phỏng vấn đến chuyên gia thứ 8 thì khơng tìm thêm được thơng tin nào mới nên tác giả quyết định không chọn thêm chuyên gia để thảo luận, xin ý kiến. Do không được sự đồng thuận của chuyên gia trong việc nêu tên, vị trí cơng tác bởi lý do quy chế của cơng ty và vì lý do cá nhân nên tác giả sử dụng mật danh. Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn được thể hiện ở Phụ lục 3.

Cùng với việc phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với chi đoàn giáo viên. Số lượng tham gia thảo luận nhóm là 15 người đến từ Khoa Kế tốn – Kiểm toán, trường Đại học Thương mại. Sau khi có được ý kiến của các chuyên gia và dựa vào kết quả của thảo luận nhóm, tác giả phát 23 phiếu thăm dò ý kiến về việc đồng ý hay khơng đồng ý hoặc có bổ sung gì khơng về thang đo nháp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTTN tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam. Trong đó 8 phiếu cho chuyên gia và 15 phiếu cho chi đoàn giáo viên. Nếu kết quả thăm dò ý kiến đạt từ 75% số phiếu đồng ý trở lên thì thang đo sẽ được giữ lại, nếu dưới 75 % số phiếu khơng đồng ý thì thang đo sẽ bị loại bỏ, từ 75% số phiếu

trở lên yêu cầu bổ sung hay chỉnh sửa thì thang đo sẽ được bổ sung hoặc chỉnh sửa theo ý kiến chuyên gia. Kết quả thu thập ý kiến chuyên gia được thể hiện ở Phụ lục 4.

Dựa vào Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia cho thấy có 5 thang đo có tỷ lệ số phiếu không đồng ý đạt mức trên 75% nên sẽ bị loại gồm: (1) Nhà quản lý nghi ngờ về hiệu quả sử dụng KTTN, (2) Hình thức pháp lý của DN, (3) Người sử dụng thông tin kế toán, (4) Khung pháp lý về kế toán (luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán) và (5) Nội quy và quy chế của DN có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng việc kế tốn. Có 95,7% số phiếu đều có ý kiến bổ sung thêm 01 thang đo mới “Chiến lược phát triển ngành ô tơ” cho biến độc lập “Mơi trường pháp lý”. Có 82,7% số phiếu đều cho rằng tách thang đo “Tổng doanh thu và tổng tài sản của DN” thành 2 thang đo riêng biệt: (1) “Tổng doanh thu của DN” và (2) Tổng tài sản của DN cho biến “Quy mô DN”. 100% ý kiến đều cho rằng nên bổ sung thêm 01 biến độc lập (biến mới) vào mơ hình nghiên cứu đó là “Đặc thù hoạt động sản xuất”. Lý do của việc không đồng ý, hiệu chỉnh hay bổ sung các thang đo được thể hiện ở Phụ lục 5. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành hồn thiện các thang đo nháp (Phụ lục 6). Ngoài ra, 100% ý kiến đều cho rằng câu hỏi về các loại TTTN trong DN (câu hỏi thứ 9) trong Phiếu khảo sát nên có thêm các trung tâm khác (ngoài 4 TTTN: TTCP, TTDT, TTLN và TTTĐT) gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và trung tâm lợi nhuận gộp. Việc có thêm trung tâm R&D là cần thiết bởi nó xuất phát từ đặc thù của ngành sản xuất ô tô là liên tục phải đổi mới và liên tục phải ứng dụng công nghệ thơng tin. Trung tâm R&D này vì vậy phải nghiên cứu cả thị trường, sản phẩm cũng như xu hướng của thị trường, sản phẩm và xu hướng của cơng nghệ. Thậm chí trung tâm này cịn lấy kết quả nghiên cứu của ngành khác để đưa vào áp dụng cho ngành sản xuất ơ tơ. Cịn việc bổ sung thêm trung tâm lợi nhuận gộp là do trên thực tế việc phân cấp quản lý có thể khơng ra hẳn đến lợi nhuận cuối cùng mà chỉ đến lợi nhuận gộp (Doanh thu – Giá vốn). Mặt khác, nếu là lợi nhuận thì nó chịu chi phí của cả trung tâm khác điều chuyển đến.

Trên cơ sở các kết quả trên, tác giả thực hiện điều chỉnh Bảng hỏi lần 1 (Phụ lục 1B) trước khi khảo sát thử và khảo sát trên diện rộng.

3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Điều tra thử

Trong nghiên cứu định lượng, điều tra thử hay nghiên cứu định lượng sơ bộ là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thang đo được tổng hợp từ nhiều cơng trình khác nhau và trong một bối cảnh nghiên cứu cụ thể (Hair và cộng sự, 2010). Điều kiện để tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ là đối tượng khảo sát càng giống mẫu chính thức

càng tốt và nên phản ánh các thành phần chính của cuộc nghiên cứu (Hair và cộng sự,

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)