Thống kê về báo cáo KTTN

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 117 - 120)

TT Câu hỏi Nội dung Số

phiếu

Tỷ lệ (%)

1 Các loại báo cáo trách nhiệm tại DN

Báo cáo trách nhiệm của TTCP 218 100 Báo cáo trách nhiệm của TTDT 218 100 Báo cáo trách nhiệm của TTLN 218 100 Báo cáo trách nhiệm của TTĐT 218 100 2 Các loại báo cáo trách nhiệm

ở từng TTTN

Báo cáo thực hiện 218 100

Báo cáo phân tích 218 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

Kết quả phỏng vấn sâu kế tốn trưởng tại cơng ty cổ phần ơ tô TMT và công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam đều cho thấy, các công ty này đều tiến hành lập các báo cáo cung cấp thông tin về kết quả hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như các báo cáo về chi phí sản xuất, báo cáo về chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, báo cáo tình hình thực hiện doanh thu từng nhóm mặt hàng, báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận ở toàn DN (Phụ lục 19: Bảng 1, Phụ lục 20, Phụ lục 21), báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm (Phụ lục 26). Ngồi ra, các công ty này cũng lập các báo cáo phân tích chênh lệch, đánh giá kết quả hoạt động như Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí – lợi nhuận (Phụ lục 27), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí... Tuy nhiên, các báo cáo này không được lập cho từng loại TTTN dưới góc độ của KTTN. Cụ thể, tại công ty cổ phần ô tô TMT, các báo cáo chi tiết có được trên cơ sở tiếp tục phân tích thơng tin kế tốn tài chính (KTTC) như các báo cáo được lập và phân loại và kiểm sốt chi phí theo yếu tố, theo cơng dụng kinh tế. Các báo cáo phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, theo khả năng kiểm sốt chi phí hầu như không được thực hiện tại cơng ty. Cịn đối với cơng ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam, cơng ty có thực hiện báo cáo chung nhằm phản ánh thông tin về hoạt động sản xuất kinh

doanh của tồn cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty cũng lập các báo cáo chi tiết theo khu vực, lĩnh vực hoạt động của các bộ phận song các báo cáo bộ phận này cũng không được phân loại dưới góc độ của KTTN. Các thơng tin trong báo cáo chủ yếu vẫn thiên về các thông tin tài chính.

4.2.2.5. Đánh giá thành quả ở các trung tâm trách nhiệm

Kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTCP tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam chủ yếu gồm chênh lệch chi phí và giá thành (đạt 100%). Trong khi đó chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính chưa được các doanh nghiệp chú trọng (chỉ chiếm 44,5%).

Tương tự với TTDT, các chỉ tiêu để đánh giá thành quả của trung tâm là chênh lệch doanh thu, đạt tỷ lệ 100%, các chỉ tiêu phi tài chính chỉ đạt 47,25%.

Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTLN bao gồm chênh lệch lợi nhuận (đạt tỷ lệ 100%), chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (đạt 60,56%), chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (đạt 56,89%) và chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính (đạt 39,45%).

Liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTĐT, các đơn vị khảo sát sử dụng các chỉ tiêu như chênh lệch ROI (chiếm 53,67%), chênh lệch RI (chiếm 56,42%), chênh lệch EVA (chiếm 45,41%), chênh lệch ROCE (chiếm 35,78%), trong khi đó chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính chiếm tỷ lệ thấp hơn (14,22%).

Bảng 4.11: Thống kê về đánh giá thành quả ở các TTTN T

T

Câu hỏi Nội dung Số

phiếu Tỷ lệ (%) 1 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTCP Chênh lệch chi phí 218 100 Chênh lệch giá thành 218 100

Chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính kỳ thực hiện so với dự toán 97 44,5 Khác 25 11,47 2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTDT

Chênh lệch doanh thu 218 100

Chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính kỳ thực hiện so với dự toán 103 47,25 Khác 65 29,82 3 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTLN

Chênh lệch lợi nhuận 218 100

Chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 132 60,56 Chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 124 56,89 Chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính kỳ thực hiện

so với dự tốn

T T

Câu hỏi Nội dung Số

phiếu Tỷ lệ (%) Khác 0 0 4 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của TTĐT Chênh lệch ROI 117 53,67 Chênh lệch RI 123 56,42 Chênh lệch EVA 99 45,41 Chênh lệch ROCE 78 35,78

Chênh lệch các chỉ tiêu phi tài chính 31 14,22

Khác 64 29,36

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

Theo kết quả phỏng vấn sâu các nhà quản lý của công ty cổ phần ơ tơ TMT, nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá hiện nay chủ yếu dùng để đánh giá kết quả hoạt động tồn cơng ty. Mặc dù các chỉ tiêu đánh giá của công ty đã đầy đủ hơn trước, các chỉ tiêu đã thể hiện được cả hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính, song các chỉ tiêu hiện nay đang sử dụng vẫn chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu dự toán (kế hoạch) và thực hiện. Các chỉ tiêu tài chính được lấy từ sổ kế tốn như chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận thuần, hệ số vòng quay vốn, tỷ trọng hàng tồn kho, hệ số đầu tư TSCĐ (Phụ lục 19: Bảng 4).

Đối với công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam, kết quả phỏng vấn cho thấy việc đánh giá thành quả ở các bộ phận trong công ty dựa vào chênh lệch giữa thực hiện với kế hoạch đề ra (được lập chi tiết cho từng cá nhân, bộ phân trên cơ sở đó đánh giá mức độ hồn thành để xếp hạng lao động - Phụ lục 22, Phụ lục 23, Phụ lục 24 và Phụ lục 25). Công ty sử dụng cả thông tin tài chính và phi tài chính nhằm đánh giá chính xác và tồn diện thành quả ở từng bộ phận trong đơn vị.

4.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá

Để phân tích nhân tố khám phá, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích EFA cho nhóm biến độc lập trước và biến phụ thuộc sau.

4.3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Kết quả ở Bảng 4.12 cho thấy hệ số KMO = 0,827 > 0,5. Điều này có nghĩa dữ liệu nghiên cứu phù hợp với phân tích nhân tố khám phá EFA (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), kiểm định thang đo Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Kết quả cho thấy

kiểm định này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (Sig < 0,05) có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 4.12: Kết quả phân tích KMO và kiểm định thang đo Barlett’s của các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .827 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3293.760

df 666

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả xứ lý SPSS 20.0 của tác giả)

Sau khi thu được kết quả phân tích KMO và kiểm định thang đo Barlett’s, tác giả tiếp tục phân tích ma trận thành phần chính xoay và thu được kết quả thể hiện trong Phụ lục 28 và Bảng 4.13 dưới đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 117 - 120)