Thống kê doanh nghiệp khảo sát

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 105)

Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

Loại hình DN 218 100 DN 100% vốn nước ngoài 24 11,01 Công ty TNHH 89 40,83 Công ty cổ phần 78 35,78 DN Nhà nước 6 2,75 DN tư nhân 3 1,38 DN liên doanh 18 8,26

Cơ cấu tổ chức quản lý 218 100

Cấu trúc tổ chức đơn giản 0 0

Cấu trúc tổ chức chức năng 148 67,89

Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm 11 5,05

Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý 27 12,39

Cấu trúc tổ chức định hướng theo khách hàng 19 8,72

Cấu trúc tổ chức dạng ma trận 8 3,67

Cấu trúc tổ chức hỗn hợp 5 2,29

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

Theo kết quả phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý tại các DN sản xuất ô tô Việt Nam, qua mỗi thời kỳ phát triển cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của DN lại được bổ sung,

điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị, song đều có đặc trưng là bộ máy quản lý của các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam thường có các cấp quản lý như cấp công ty, cấp đơn vị, cấp chức năng... Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức DN tồn tại các bộ phận, phòng ban chức năng như phòng tổ chức, phịng tài chính, phịng marketing, phòng nghiên cứu và phát triển, bộ phận sản xuất... các bộ phận, phòng ban này thể hiện sự phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang, biểu thị sự chun mơn hố trong phân công lao động quản lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu tại công ty cổ phần ô tô TMT (Phụ lục 13) và công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam (Phụ lục 14). Tại các đơn vị này bộ máy quản lý đều được tổ chức theo cấu trúc tổ chức chức năng. Chẳng hạn, tại công ty cổ phần ô tô TMT, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành, Ban kiểm sốt, các phịng ban chức năng và các chi nhánh trực thuộc (Phụ lục 13). Về tổ chức điều hành: Cơ cấu tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng. Hệ thống trực tuyến bao gồm: Ban Tổng Giám đốc Công ty, Giám đốc các nhà máy và các Quản đốc phân xưởng. Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc sẽ tiếp nhận báo cáo trực tiếp, nắm bắt kịp thời tình hình của các phòng ban chức năng trực thuộc. Phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham gia đề xuất với Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong cơng ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban.

Như vậy, việc các DN sản xuất ô tơ ở Việt Nam có sự phân cấp quản lý và phân quyền thì sẽ dẫn đến hình thành các TTTN. Điều này chính là cơ sở và tạo điệu kiện thuận lợi cho việc áp dụng KTTN tại các DN.

4.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán quản trị

Kết quả khảo sát đại trà cho thấy tổ chức bộ máy KTQT tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam chủ yếu theo mơ hình kết hợp giữa KTQT và kế tốn tài chính (187 phiếu, chiếm 85,78%), được thể hiện qua Biểu đồ 4.1 như sau:

Biểu đồ 4.1: Thống kê về tổ chức bộ máy kế tốn quản trị tại các DN sản xuất ơ tô ở Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

85,78% 14,22%

Mơ hình kết hợp giữa KTQT và kế tốn tài chính

Mơ hình tách biệt giữa KTQT và kế tốn tài chính

Theo kết quả phỏng vấn các Giám đốc tài chính, kế tốn trưởng, trưởng phịng kế tốn và phụ trách kế tốn tại các DN sản xuất ơ tơ ở Việt Nam tác giả nhận thấy tại các DN này mức độ đầu tư, quan tâm đến KTQT có sự khác biệt rất rõ ở hai khối DN: DN sản xuất ô tô của Việt Nam và DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam, cụ thể:

- Tại các DN sản xuất ô tô của Việt Nam chưa có nhân viên chuyên về KTQT vì mơ hình tổ chức chủ yếu là hỗn hợp, trong đó tập trung chủ yếu vào kế tốn tài chính nhưng đồng thời vẫn thực hiện các cơng việc của KTQT như lập định mức chi phí, dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng hệ thống báo cáo kế tốn nội bộ. Tuy nhiên, các thơng tin mà KTQT cung cấp chưa đủ để giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. KTQT được thực hiện bởi kế toán tổng hợp hoặc kế tốn trưởng hoặc trưởng phịng kế tốn. Ví dụ điển hình cho loại DN này là Cơng ty cổ phần ô tô TMT. Cụ thể, theo kết quả khảo sát thực tế tại công ty và tổng hợp phiếu điều tra nhận thấy bộ phận KTQT trong công ty được tổ chức chung với bộ phận kế tốn tài chính bởi mỗi nhân viên kế toán đồng thời thực hiện cơng việc kế tốn tài chính và KTQT, khơng tổ chức bộ phận KTQT riêng. Các nhân viên kế toán vừa thực hiện cơng việc kế tốn tài chính vừa thực hiện nhiệm vụ phân loại tổng hợp thơng tin kế tốn theo u cầu của các nhà quản trị. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung thơng tin kế tốn, phục vụ cho các quyết định quản lý, thể hiện sự phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên kế toán. Bộ máy kế tốn của cơng ty đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hiện hành và quy chế của đơn vị, ghi chép đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính. Mặc dù kế tốn tại cơng ty có thực hiện một số cơng việc của KTQT song bộ máy kế toán được tổ chức vẫn tập trung vào việc cung cấp thông tin cho kế tốn tài chính. Việc tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện ở Phụ lục 15.

- Tại các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam: Tổ chức KTQT chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi tổ chức KTQT của các công ty mẹ ở nước ngoài. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý và một số người làm công việc kế tốn tại một số cơng ty như cơng ty TNHH Mitshubishi Việt Nam, công ty ô tô Toyota Việt Nam, công ty TNHH xe buýt Dawoo Việt Nam, công ty TNHH Ford Việt Nam, công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam cho thấy KTQT rất được coi trọng và được tổ chức mang tính độc lập tương đối so với kế tốn tài chính song vẫn đảm bảo được mối liên hệ cung cấp thông tin giữa kế tốn tài chính và KTQT. Cơng ty có bố trí riêng nhân viên đảm nhận cơng việc của KTQT nhằm đáp

ứng yêu cầu quản lý của các nhà quản trị các cấp trong đơn vị. Bộ phận KTQT có mối liên hệ thơng tin trực tiếp với bộ phận kế tốn tài chính và các bộ phận khác trong DN như bộ phận sản xuất, bộ phận kho, bộ phận quản lý nhân sự, bán hàng. Ví dụ điển hình cho loại DN này là Cơng ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam, được thể hiện ở Phụ lục 16 và Phụ lục 17.

Như vậy, mặc dù mức độ đầu tư, quan tâm đến KTQT có sự khác biệt rất rõ ở hai khối DN: DN sản xuất ô tô của Việt Nam và DN sản xuất ô tơ có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam, song điểm chung là các DN vẫn thực hiện KTQT. Đây chính là điều kiện cần thiết để có thể triển khai thực hiện KTTN trong DN bởi KTTN là một bộ phận của KTQT.

4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam sản xuất ô tô ở Việt Nam

4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Dựa vào kết quả Bảng 4.2 cho thấy đối tượng phản hồi là kế toán trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất 32,11% và thấp nhất là Hội đồng quản trị chiếm 6,88%. Những người trả lời phiếu chủ yếu có độ tuổi từ 30 -39 (chiếm 42,2%) với kinh nghiệm làm việc chủ yếu từ 11 - 20 năm (chiếm 35,78%).

Bảng 4.2: Thống kê về đối tƣợng trả lời phiếu

Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

Đối tượng phản hồi 218 100

Hội đồng quản trị 15 6,88

Trưởng (Phó) phịng 51 23,39

Ban giám đốc điều hành 43 19,72

Quản đốc (phó quản đốc) phân xưởng 22 10,09

Kế toán trưởng 70 32,11

Nhân viên kế tốn 54 24,77

Nhóm tuổi

20 – 29 41 18,81

30 – 39 92 42,20

40 – 49 65 29,82

Trên 50 20 9,17

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 5 năm 37 16,97

5 – 10 năm 67 30,73

11 – 20 năm 78 35,78

Trên 20 năm 36 16,51

4.2.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

4.2.2.1. Nhận diện và xác định trách nhiệm kế toán ở từng trung tâm trách nhiệm

Kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy 100% các ý kiến đều cho rằng các loại TTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đều bao gồm: TTCP, TTDT, TTLN và TTĐT. Ngồi các loại TTTN trên thì 20 ý kiến (chiếm 9,17%) cho rằng cịn có trung tâm nghiên cứu và phát triển và trung tâm lợi nhuận gộp (với 33 ý kiến, chiếm 15,14%).

Bảng 4.3: Thống kê các loại TTTN

Câu hỏi Nội dung Số phiếu Tỷ trọng

(%) Các loại TTTN tại DN của anh (chị) TTCP 218 100 TTDT 218 100 TTLN 218 100 TTĐT 218 100

Trung tâm nghiên cứu và phát triển 20 9,17

Trung tâm lợi nhuận gộp 33 15,14

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy giá trị trung bình liên quan đến mức độ phân chia đơn vị thành các TTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đạt 3,576 nằm trong khoảng từ 3,41 đến 4,2. Điều đó có nghĩa việc phân chia đơn vị thành các TTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đạt ở mức khá theo thang điểm 5. Tuy nhiên mặc dù điểm trung bình là tốt và trong đó có 4 chỉ tiêu đều đạt trên mức điểm trung bình, nhưng riêng chỉ tiêu thứ 5 lại chưa tiệm cận được đến chỉ tiêu chung. Điều này chứng tỏ các TTTN tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam chưa có hoạt động đặc trưng riêng và đồng nhất hay nói cách khác việc phân biệt được trung tâm này với trung tâm khác chưa hẳn đã có. Đây chính là hạn chế của giá trị trung bình bởi nó có thể khơng mang tính đại diện cho một cá thể.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả mức độ phân chia đơn vị thành các TTTN

Nội dung Mean Std

1. DN phân chia cơ cấu tổ chức thành các TTTN theo bản chất hoạt động 3,76 1,08 2. Có sự mơ tả rõ ràng các TTTN trong DN 3,92 0,81 3. Các TTTN trong DN có sự phối hợp và rõ ràng trong mối quan hệ 4,18 0,72 4. Mỗi TTTN có một nhà quản lý đứng đầu 3,68 0,66 5. Mỗi TTTN có các hoạt động đặc trưng và đồng nhất của TTTN 2,34 0,94

Trung bình chung 3,576 0,842

Theo kết quả phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các DN đều phân chia đơn vị thành các bộ phận theo chức năng và có sự mơ tả rõ ràng về từng chức năng của các bộ phận bằng văn bản cụ thể. Mỗi bộ phận đều có người quản lý chun trách có trình độ chun mơn phù hợp để thực hiện cơng việc của mình và được quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm. Nhà quản lý bộ phận được quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn liên quan. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại công ty cổ phần ô tô TMT (Phụ lục 13) và công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam (Phụ lục 14). Tuy nhiên khi được hỏi thì một số nhà quản lý ở các phịng ban, bộ phận đều lúng túng, khơng rõ họ hoặc bộ phận của họ thuộc TTTN nào dưới góc độ KTTN. Tại các đơn vị này đều khơng quy các bộ phận ở công ty vào 1 trong 4 loại TTTN bao gồm TTCP, TTDT, TTLN và TTĐT và họ cho rằng sẽ khó khăn trong việc xác định ranh giới các TTTN sao cho phù hợp, đảm bảo không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và dễ vận hành.

Như vậy kết hợp kết quả điều tra ở Bảng 4.4 với kết quả phỏng vấn cho thấy việc trả lời Phiếu khảo sát như vậy có thể do người trả lời phiếu đã hiểu nhầm khía cạnh TTTN dưới góc độ phân cấp quản lý với TTTN theo khái niệm của KTTN nên họ đã đánh đồng việc phân chia DN thành từng phòng ban là phân chia DN thành từng TTTN.

Kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy 100% các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam đều thực hiện việc phân quyền cho cá nhân, bộ phận trong đơn vị nhưng chủ yếu là phân quyền và giao trách nhiệm theo chức năng (chiếm 74,77%), còn phân quyền theo các TTTN chỉ chiếm 20,18%. Ngồi ra ở một số DN cịn thực hiện phân quyền và giao trách nhiệm theo chiến lược (2,29%) và theo hình thức khác (2,75%).

Bảng 4.5: Thống kê về việc phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN

TT Câu hỏi Nội dung Số phiếu Tỷ trọng (%)

1 DN có thực hiện việc phân quyền cho cá nhân, bộ phận trong đơn vị khơng?

Có 218 100

Khơng 0 0

2 Hình thức phân quyền và giao trách nhiệm cho các TTTN tại DN

Phân quyền theo chức năng 163 74,77 Phân quyền theo chiến lược 5 2,29 Phân quyền theo các TTTN 44 20,18

Khác 6 2,75

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy giá trị trung bình liên quan đến mức độ phân phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN tại các DN sản xuất ô

tô ở Việt Nam đạt 3,943 nằm trong khoảng từ 3,41 đến 4,2. Điều đó cho thấy các ý kiến đều đồng ý rằng các DN có thực hiện việc phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN và đạt ở mức khá theo thang điểm 5.

Bảng 4.6: Thống kê mô tả mức độ phân phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN

Nội dung Mean Std

1. Nhà quản lý tại TTTN được thơng báo về nhiệm vụ của mình 3,75 0,89 2. Nhà quản lý tại TTTN có đủ thẩm quyền thích hợp để thực hiện cơng việc

của mình 3,89 0,93

3. Mỗi cơng việc được mô tả và xác định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng 3,98 0,97 4. Các nhân viên của TTTN có trình độ chun mơn phù hợp để thực hiện cơng

việc của mình 4,06 0,99

5. Người quản lý TTTN có đủ thời gian để thực hiện cơng việc của mình 4,1 0,88 6. Trách nhiệm giải trình của người lao động phù hợp với trách nhiệm của họ 3,88 0,91

Trung bình chung 3,943 0,928

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

Kết quả phỏng vấn sâu các nhà quản lý tại các DN sản xuất ô tô ở Việt Nam cũng cho thấy các DN sản xuất ô ở Việt Nam đều thực hiện việc phân quyền và giao trách nhiệm cho các cá nhân và các bộ phận trong đơn vị. Tuy nhiên, việc phân quyền và giao trách nhiệm là gắn với các chức năng hoạt động, phục vụ cho mục đích quản lý chứ chưa gắn với các TTTN như TTCP, TTDT, TTLN hay TTĐT theo quan điểm tiếp cận của KTTN. Kết quả nghiên cứu tại công ty cổ phần ô tô TMT cũng phù hợp với kết luận này. Tại cơng ty đã có sự mơ tả rõ ràng về chức năng hoạt động của từng vị trí quản lý bằng văn bản cụ thể; Tại mỗi bộ phận trong cơng ty đều bố trí một người quản lý chuyên trách có trình độ chun mơn phù hợp để thực hiện cơng việc của mình và được quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi quản lý. Tuy nhiên, việc phân quyền và giao trách nhiệm trong cơng ty lại dựa trên góc độ phân cấp quản lý chứ không phải gắn với các TTTN theo quan điểm của KTTN. Tương tự đối với công ty liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam, việc phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở công ty mặc dù rất rõ ràng, cụ thể đến từng bộ phận và từng cá nhân (Phụ lục 18) nhưng cũng chỉ

Một phần của tài liệu Tài liệu Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô (Trang 105)