Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ chức năng :
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ
Bộ máy quản lý tại Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc công ty, dưới giám đốc có 02 phó Giám đốc và các phòng ban có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng các chương trình hành động cho toàn Công ty và có quan hệ chức năng với các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc Công ty là những đơn vị trực tiếp sản xuất kinh
Xưởng
SX Cống BTLT
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY
Các Ban quản lý công trình Đội thiết bị -xe máy Các đội xây dựng Đội tàu hút Bình Minh Phòng hành chính - nhân sự Phòng kế hoạch - vật tư Phòng kế toán -thống kê Phòng kỹ thuật - thi công GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
doanh, thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty, gồm các ban quản lý công trường, các đội xây dựng, đội thiết bị xe máy, đội tàu hút chuyên dụng.
Cụ thể nhiệm vụ của các phòng như sau:
Hội đồng thành viên : gồm 3 thành viên với tỷ lệ góp vốn như sau:
+ Bà Nguyễn Thị Kim Cúc: 69 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 76,67% + Ông Ngô Minh Phước: 12 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 13,33% + Bà Ngô Thị Minh Hà: 9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10%
Có quyền đưa ra các quyết định quản trị, đồng thời có trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tuân theo các quyết định và điều lệ của công ty.
Giám đốc:
- Là người có quyền cao nhất, có chức năng nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hằng năm, kế hoạch dài hạn, các dự án đầu tư.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, điều hành các phòng nghiệp vụ, các Ban và các đội trực thuộc công ty.
- Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty và Nhà nước, quyết định vượt thẩm quyền, để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Giúp việc cho Giám đốc là các phó Giám đốc và Kế toán trưởng.
Phó Giám đốc:
Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Giám đốc hoặc ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
Phòng kỹ thuật - thi công:
+ Tham mưu cho Giám đốc đưa ra kế hoạch đấu thầu, thi công các công trình cho toàn Công ty.
+ Lập thiết kế bảng vẽ chi tiết, dự toán, định mức thi công công trình và phối hợp với các ban quản lý từng công trình, Chủ đầu tư tổ chức, thực hiện các công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, hoàn công công trình.
+ Giám sát tiến độ thi công các công trình, kiểm tra về khối lượng và chất lượng các công trình và hạng mục công trình đúng theo quy phạm quản lý xây dựng cơ bản.
Phòng kế toán - thống kê:
+ Xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
+ Thu hồi vốn quyết toán nợ, tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản nộp ngân sách, thực hiện chế độ nhà nước theo qui định đã ban hành cho cán bộ công nhân viên.
+ Ghi chép, phản ảnh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phân tích kết quả kịp thời chính xác.
+ Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện các chính sách, luật pháp về công tác quản lý tài chính - kế toán tại Công ty.
+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận kế toán ở các công trình.
Phòng kế họach - vật tư:
+ Tìm hiểu thị trường để cung ứng thu mua vật tư cung cấp cho các công trường kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công các công trường.
+ Tồ chức quản lý, sửa chửa, bảo hành và theo dõi các định mức sử dụng thiết bị - xe máy toàn Công ty.
+ Quản lý các thiết bị - xe máy và điều tiết xe máy phục vụ thi công các công trường hợp lý.
Phòng hành chính - nhân sự:
+ Quản lý và định mức lương cho toàn Công ty.
+ Tham mưu cho chủ Công ty về công tác quản lý sử dụng lao động .
+ Phổ biến và thực hiện về chính sách chế độ lao động của Nhà nước đối với người lao động.
+ Quản lý về nhân sự, ký kết hợp đồng lao động.
+ Quản lý tham gia công tác đối nội, đối ngoại của Công ty.
+ Lưu trữ hồ sơ lý lịch, các hợp đồng lao động, các loại văn bản, chế độ chính sách và tài liệu khác liên quan đến tổ chức của Công ty.
Tuy có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng các phòng ban quan hệ chặt chẽ, mật thiết, hỗ trợ nhau tạo thành thể thống nhất hướng đến mục tiêu phát triển của Công ty.
2.1.4. Tổ chức sản xuất hiện trường thi công
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ chức năng :
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG SẢN XUẤT THI CÔNG
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
Với mục tiêu của Công ty là đầu tư phát triển nhanh và bền vững, tạo ra chất lượng sản phẩm cao có khả năng cạnh tranh với các công ty xây dựng khác đặc biệt là các công ty đã có tiếng trong ngành xây dựng nên việc hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế là mục tiêu phát triển của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh: hiện nay trên thị trường tỉnh Bình Định và một số tỉnh lân cận, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như: công ty TNHH Minh Phương, Đinh Phát, Vạn Mỹ, Nhật Minh, Thuận Đức … nên đòi hỏi
CÁC BAN QUẢN LÝ CÔNG TRƯỜNG ĐỘI XE MÁY VẬN CHUYỂN CHỦ ĐẦU TƯ, TƯ VẤN GIÁM SÁT GIÁM ĐỐC B.PHẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KCS B.PHẬN KỸ THUẬT THI CÔNG B.PHẬN H.CHÍNH - KẾ TOÁN - VẬT TƯ ĐỘI TÀU HÚT BÌNH MINH ĐỘI THIẾT BỊ
MÁY THI CÔNG
ĐỘI XÂY LẮP THI CÔNG
công ty TNHH Đầu Tư và Xây Dựng Kim Cúc phải tiến hành các hoạt động tích cực hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất và uy tín của Công ty trong ngành.
- Năng lực tài chính: vốn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có vốn. Các công trình mà công ty thi công hầu hết có quy mô lớn, chi phí cho việc xây dựng rất cao, lớn nhất là chi phí nguyên vật liệu. Nên ngoài nguồn vốn kinh doanh của công ty thì còn có vốn vay từ ngân hàng, vì vậy đòi hỏi phải trả lãi vay. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư thường chậm trễ về việc cấp phát vốn, điều này phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
- Uy tín công ty: đây cũng là yếu tố rất là quan trọng đối với việc làm ăn của Công ty. Với uy tín lâu năm trong ngành xây dựng nên công ty thường trúng thầu trong các công trình xây dựng đòi hỏi sự tin cậy cao. Điều đó giúp cho công nhân viên có thu nhập ổn định.
- Nhân tố về lao động: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc là đơn vị xây lắp có quy mô vừa so với những đơn vị xây lắp khác trong và ngoài tỉnh. Do đặc thù của đơn vị là thi công lưu động ở các nơi khác nhau nên cần huy động số lượng lao động lớn để thi công cho kịp tiến độ các hạng mục công trình. Để giảm bớt chi phí, đơn vị thường xuyên ký hợp đồng lao động tại chỗ và theo thời vụ. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên đã làm việc lâu năm trong công ty, có trình độ tay nghề, kinh nghiệm. Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng học tập, nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
2.1.6. Đánh giá khát quát hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 - 2010
Chênh lệch 2009/ 2008 Chênh lệch 2010/2009
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (+/-) (%) (+/-) (%)
1 Doanh thu và thu nhập đồng
41.040.003.247 63.040.614.340 71.800.727.460 22.000.611.093 53,61 8.760.113.120 13,90
2 Lợi nhuận trước thuế đồng
1.041.138.538 1.480.242.413 1.865.829.623 439.103.875 42,18 385.587.210 26,05
3 Lợi nhuận sau thuế đồng
1.010.354.364 1.255.007.967 1.588.719.183 244.653.603 24,21 333.711.216 26,59 4 Tổng vốn kinh doanh BQ đồng 70.528.596.381 73.564.921.590 90.095.715.850 3.036.325.209 4,31 16.530.794.260 22,47 5 Tổng vốn chủ sở hữu BQ đồng 25.580.392.843 26.125.583.710 27.225.032.990 545.190.867 2,13 1.099.449.280 4,21 6 Tổng số lao động người 127 127 131 0 0,00 4 3,15 7 Thu nhập bình quân đ/ người 2.100.000 2.350.000 2.500.000 250.000 11,90 150.000 6,38 8 Tổng nộp ngân sách đồng 1.732.394.366 2.661.971.831 3.166.339.198 929.577.465 53,66 504.367.367 18,95
Nhận xét:
Qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 - 2010 ta thấy có những điểm nổi bật đáng chú ý sau:
- Tổng doanh thu và thu nhập có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2009 tổng doanh thu và thu nhập tăng 22.000.611.093 đồng so với năm 2008 (tương đương tăng 53,61%). Nguyên nhân do năm 2009 không những tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mà các khoản thu nhập khác cũng tăng đáng kể. Đến năm 2010 thì tổng doanh thu và thu nhập lại tiếp tục tăng 8.760.113.120 đồng tương ứng với 13,90%, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra tốt, hàng tồn kho đã được chuyển đổi không còn ứ đọng, các công trình được nghiệm thu và các công trình mới thi công liên tục tăng.
- Doanh thu và thu nhập tăng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng theo. Cụ thể năm 2009 tăng 244.653.603 đồng tương ứng tăng 24,21%, đến năm 2010 tăng mạnh hơn so với mức tăng các năm trước, tăng 333.711.216 đồng tương đương tăng 26,59%.
- Tổng vốn kinh doanh bình quân cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 3.036.325.209 đồng tương ứng tăng 4,31% so với năm 2008, đến năm 2010 cũng tăng 16.530.794.260 đồng tương ứng với tăng 22,47% so với năm 2009.
- Vốn chủ sở hữu bình quân có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 545.190.867 đồng tương ứng với tăng 2,13% so với năm 2008, đến năm 2010 tăng 1.099.449.280 đồng tương ứng với tăng 4,21% so với năm 2009, điều này cho thấy Công ty ngày càng tự chủ về vốn kinh doanh.
- Về lao động trong 2 năm 2008 và 2009 tổng số lao động không thay đổi là 127 người, đến năm 2010 tăng thêm 4 người tương đương tăng 3,15 %. Công ty đã tăng thêm lao động khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mở rộng.
- Trong Công ty tiền lương bình quân chi cho người lao động vẫn đảm bảo tăng đều theo các năm, đây là dấu hiệu tốt. Một mặt nó thể hiện Công ty quan tâm đến thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, mặt khác cũng do tác động của mức tăng lương cơ
bản. Cụ thể năm 2008 thu nhập bình quân 1 lao động là 2.100.000 đồng thì đến năm 2009 là 2.350.000 đồng, tăng 250.000 đồng tương ứng tăng 11,90%. Năm 2010 tăng 150.000 đồng tương ứng với tăng 6,38% so với năm 2009.
- Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng. Ngoài thuế môn bài, thuế đất và các loại thuế khác thì thuế giá trị gia tăng được quan tâm hơn cả. Năm 2009 tổng nộp ngân sách đạt tới 2.661.971.831 đồng, đã tăng 929.577.465 đồng so với năm 2008. Năm 2010 tổng nộp nân sách cũng tăng 504.367.367 đồng tương ứng với tăng 18,95% so với năm 2009. Như vậy điều này chứng tỏ Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với Nhà nước, góp phần tăng ngân sách.
Như vậy tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt thỏa mãn đầy đủ 5 chỉ tiêu đưa ra đối với một doanh nghiệp là: tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường và đóng góp ngân sách cho Nhà nước.
2.1.7. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Để hoạt động xây dựng cơ bản ngày càng đạt hiệu quả, Công ty đã đề ra một số phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
- Tìm kiếm hợp đồng: Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, tìm kiếm nhiều công trình, dự án. Nâng cao năng lực thi công, uy tín trên thị trường.
- Đào tạo nguồn nhân lực: Đối với các cán bộ quản lý sẽ được đào tạo về cách quản lý, nắm bắt thông tin thị trường, cách tổ chức bộ máy sao cho có hiệu quả. Đối với nhân viên các phòng ban, đặc biệt nhân viên phòng kế toán sẽ được tiếp cận với những quy định mới của Bộ tài chính đưa ra. Ngoài ra người lao động làm việc trực tiếp tại các công trình được đào tạo thêm khi cần thiết.
- Nâng cấp và trang bị thêm các thiết bị máy móc, tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí, cố gắng hạ thấp giá thành, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của công ty vừa đảm bảo chất lượng của công trình vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
2.2.1.1. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toána) Sơ đồ: a) Sơ đồ:
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Giải thích: Mô hình kế toán tại Công ty theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Mỗi kế toán chịu trách nhiệm về một phần hành, tổng hợp lại đưa về cho kế toán trưởng. Mặt khác tại các đội thiết bị xe máy, các công trình của Công ty hàng tháng, hàng quý vẫn phải lập báo cáo đưa lên cho kế toán trưởng ở văn phòng Công ty tổng hợp lại.
b) Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các kế toán trong từng phần hành
Kế toán công trình B Kế toán đội thiết bị - xe máy Kế toán công trình A Kế toán các đội xây dựng Kế toán đội tàu Bình Minh Kế toán thanh toán Kế toán vật tư - TSCĐ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG
*) Kế toán trưởng:
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về các hoạt động tài chính nơi mình phụ trách.
+ Chỉ đạo thực hiện công việc hạch toán kế toán của Công ty theo đúng quy định, lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của công ty.
+ Có nhiệm vụ phân công tác kế toán cho từng nhân viên trong phòng kế toán, chỉ đạo hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách, thể lệ tài chính kế toán do Nhà nước quy định. Ngoài ra kế toán trưởng còn làm công tác đối ngoại về tài chính với ngân hàng và cơ quan thuế.