Bảng 2.8: Tài sản của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa năm 2009 _ 2011
ĐVT: VNĐ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So Sánh 2010/2009 So Sánh 2011/2010
CHỈ TIÊU Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % +/- % +/- %
Tổng tài sản 40,167,498,430 100 46,833,382,231 100 57,783,920,789 100 6,665,883,801 16.60 10,950,538,558 23.38 A.TSNH 26,917,674,421 67.00 33,417,966,390 71.36 45,796,011,669 79.25 6,500,291,969 24.15 12,378,045,279 37.04 1.Tiền 3,693,419,325 9.200 4,830,874,772 10.32 7,006,940,576 12.13 1,137,455,447 30.80 2,176,065,804 45.04 2.Các KPT 7,350,444,058 18.30 2,736,111,288 5.84 8,474,450,736 14.67 (4,614,332,770) (62.7) 5,738,339,448 209.73 3.Hàng tồn kho 11,625,851,290 28.90 25,149,592,061 53.70 29,955,184,055 51.84 13,523,740,771 116.3 4,805,591,994 19.11 4.TSNH khác 4,247,959,748 10.60 701,388,269 1.50 359,436,302 0.62 (3,546,571,479) (83.4) (341,951,967) (48.75) B.TSDH 13,249,824,009 33.00 13,465,415,841 28.75 11,987,909,120 20.75 215,591,832 1.63 (1,477,506,721) (10.97) 1. TSCĐ 13,249,824,009 33.00 13,129,447,721 28.03 11,458,683,178 19.83 (120,376,288) (0.91) (1,670,764,543) (12.73) 2. TSDH khác 0 0 335,968,120 0.72 529,225,942 0.92 335,968,120 100 193,257,822 57.52
Nhận xét:
Qua bảng cơ cấu vốn của Công ty ta thấy:
Ta thấy tỷ lệ TSCĐ & ĐTDH trong các năm lần lượt là 33%, 28.75%, 20.75% đây là một tỷ lệ còn thấp so với cơ cấu của ngành vì ngành chế biến thủy sản là ngành phải cần công nghệ cao và tiên tiến vì mặt hàng thủy sản là một loại thực phẩm cần rất cao về mặt chất lượng, càng ngày người tiêu dùng cành đòi hỏi về độ an toàn của sản phẩm. Trong những năm gần đây hàng thủy sản của Việt Nam bị trả về rất nhiều là do không đủ chất lượng vì vậy công ty nên đầu tư nhiều hơn nữa về may móc thiết bị, các công nghệ tiên tiến của thế giới để cải thiện hơn chất lượng của sản phẩm.
TSCĐ năm 2010 so với năm 2009 giảm 120,376,288 (đồng), năm 2011 so với năm 2010 cũng giảm một lượng là 1,670,764,543 (đồng) nguyên nhân là do trong hai năm này công ty đã thanh lý một số máy móc cũ để chuẩn bị đầu tư và mua sắm thiết bị mới công nghệ cao vào thời gian sắp tới. Công ty đã và đang đầu tư máy móc thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của khách hàng. Đây là mức đầu tư khá lớn điều đó cho thấy công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đầu tư tài sản cố định và chú trọng hơn về vấn đề nâng cao chất lượng. Đây là hoạt động đầu tư mà công ty cần chú trọng và phát huy.
Năm 2010 lượng hàng tồn kho tăng nhanh đột biến là 13,523,740,771(đồng) tương tăng 116.32% so với năm 2009 nguyên nhân là do năm 2010 khách hàng Nhật Bản đã tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng mực đông, tôm đông của công ty vì vậy lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này đã bị giảm hẳn so với năm 2009 mà Nhật Bản lại là thị trường xuất khẩu chính của công ty. Cũng chính vì nguyên nhân này mà các khoản phải thu khách hàng năm 2010 giảm 4,614,332,770 (đồng) tương đương giảm 62.78% so với năm 2009.
Trong tổng tài sản của Công ty thì TSLĐ & ĐTNH chiếm một tỷ trọng ngày càng cao, chứng tỏ TSLĐ & ĐTNH giữ một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ tài sản của Công ty. Vì vậy việc sử dụng TSLĐ & ĐTNH sẽ quyết định lớn đến việc sử
dụng tổng tài sản. Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng TSLĐ & ĐTNH một cách hợp lý và có hiệu quả.
Vốn bằng tiền qua các năm đều tăng biểu hiện: Năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,137,455,447 (đồng) tương đương tăng 30.80%. Năm 2011/2010 tăng 2,176,065.804 (đồng) tương đương tăng 45.04% điều này chứng tỏ công ty ngày càng linh động hơn trong các khoản nợ ngắn hạn và có khả năng xử lý nhanh hơn những trường hợp cần đến lượng tiền mặt sẵn có.
Tổng tài sản của công ty tăng trong 3 năm liên tục có sự gia tăng này là do hàng tồn kho tăng và lượng tiền mặt tăng.
2.3.2.2. Tình hình trang thiết bị của công ty
Tình trạng thiết bị, kỹ thuật và công nghệ chế biến ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất và chất lượng của sản phẩm, nó là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, việc tìm hiểu tình trạng thiết bị, kỹ thuật và công nghệ chế biến là hết sức cần thiết và thường xuyên để đảm bảo việc sản xuất thường xuyên, hiệu quả.
Năng lực cấp đông
*Tủ cấp đông tiếp xúc: - Tủ cấp đông số 1 và số 2.
+ Năng suất: 500kg/mẻ/tủ x 2 tủ. Thời gian cấp đông: 6-7 giờ. + Máy nén hiệu MYCOM-N42A.Japan. Công suất 22KW x 2máy. + Môi chất làm lạnh: NH3. Ngưng tụ bằng nước.
+ Được sử dụng lại từ hệ thống tàu cá 400CV, do xí nghiệp lắp đặt và đưa vào sử dụng năm 1994. Hệ thống này vận hành độc lập và kết hợp.
-Tủ cấp đông số 3.
+ Năng suất: 500kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 5-6 giờ.
+ Máy nén hiệu MYCOM-N6W2A. Japan. Công suất: 45KW. + Môi chất làm lạnh: Freon 22 (F22). Ngưng tụ bằng nước.
+ Hệ thống do Công ty điện lạnh Sài gòn lắp đặt đưa vào sử dụng năm 2000.
+ Năng suất 500 kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 6-7 giờ.
+ Máy nén hiệu MYCOM-N6WA. Japan. Công suất: 45KW. + Môi chất làm lạnh: F22. Ngưng tụ bằng nước.
+ Hệ thống do Công ty Điện lạnh Sài Gòn lắp đặt năm 2001, Công ty TNHH thanh Mỹ (Sài Gòn) cải tạo năm 2003.
* Hầm cấp đông gió: - Hầm đông gió số 1.
+ Năng suất thiết kế: 1,2 tấn/mẻ. Thời gian cấp đông: 8-9 giờ. + Máy nén hiệu Mitsumishi, Japan. Công suất 19KW x 2 máy. + Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.
+ Hệ thống do Công ty TNHH Điện lạnh Thanh Mỹ (Sài Gòn) lắp đặt đưa vào vận hành năm 1994.
- Hầm đông gió số 2.
+ Năng suất thiết kế: 1,5 tấn/mẻ. Thời gian cấp đông: 9-10 giờ.
+ Máy nén hiệu MYCOM F4W2A, Japan. Công suất: 25KW x 2 máy. + Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.
+ Hệ thống do Công ty Điện lạnh Thanh Mỹ lắp đặt và sử dụng năm 2003.
- Hầm đông gió số 3.
+ Năng suất 2000kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 10-11 giờ.
+ Máy nén hiệu MYCOM F4W2A, Japan. Công suất: 25KW x 2máy. + Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.
+ Hệ thống do Công ty TNHH Thanh Mỹ lắp đặt tháng 8/2006.
* Hệ thống tiền đông gió.
Hiện tại Công ty có 3 tiền đông gió, mỗi kho chạy 1 máy 10,8 KW, hiệu Hitachi, Japan. Một kho bảo quản hàng lẻ, chạy máy Sanyo 5.5 KW. Sắp tới thay máy10.8 KW- Hitachi, chạy tiền đông. Một kho bảo quản nguyên liệu, chạy máy 5.5 KW. Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng gió. Hệ thống do Công ty TNHH Điện lạnh Thanh Mỹ lắp đặt đưa vào sử dụng các năm từ năm 2000 đến 2003.
Bảng 2.9: Năng lực bảo quản của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa. TT kho Sức chứa (tấn) Công suất/máy (KW) Số lượng máy
Hiệu máy Năm sử
dụng Ghi chú 1 25 5.5 1 Sanyo, Japan 1994 2 50 10.8 1 Hitachi, Japan 1994 3 25 5.5 1 Sanyo, Japan 1994 Kho 100 tấn ngăn 3 phần 4 80 10.8 2 Hitachi, Japan 1999 5 90 10.8 2 Hitachi, Japan 2001 6 180 5.5 6 Sanyo, Japan 2003 7 60 5.5 3 Sanyo, Japan 2002 8 60 5.5 3 Sanyo, Japan 2002 Kho 120 tấn ngăn 2 phần 9 55 5.5 3 Sanyo, Japan 2007 Vỏ kho Panel
PU
10 45 5.5 2 Sanyo, Japan 2007 Vỏ kho Panel PU
(Nguồn: Phòng kỹ thuật của Công ty)
Nhận xét:
Qua thống kê tình trạng thiết bị kỹ thuật và công nghệ của Công ty chúng ta thấy rằng: Các thiết bị Công ty đang sử dụng có trình độ thấp, cũ kỹ, nên công nghệ chế biến của Công ty chưa cao, thời gian cấp đông dài làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; khả năng trữ lượng bảo quản lạnh của Công ty tương đối lớn. Vì vậy, Công ty cần đầu tư nguồn vốn vào hệ thống kĩ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động, đồng thời đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về mặt chất lượng.
2.3.3. Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của Công ty2.3.3.1. Tình hình thu mua nguyên liệu 2.3.3.1. Tình hình thu mua nguyên liệu
Bảng 2.10: Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa năm 2008 – 2010
ĐVT: Kg
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Loại nguyên
liệu Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +/- % +/- %
1.Cá 5,824,931 87.38 6,409,710 88.09 5,574,964 81.51 584,779 0.71 (834,746) (6.58) 2.Mực 501,245 7.52 542,300.31 7.45 846,854.65 12.38 41,055 (0.07) 304,554 4.93 3.Tôm 123,412.60 1.85 32,522.32 0.45 216,974.35 3.17 (90,890) (1.4) 184,452 2.72 4.Loại khác 216,359.35 3.25 291,508 4.01 200,864.14 2.94 75,149 0.76 (90,644) (1.07)
Tổng 6,665,948 100 7,276,040 100 6,839,657 100 610,092 0 (436,383) 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguyên liệu thu mua của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòanăm 2008 – 2010 Cơ cấu nguyên liệu thu mua 2008 - 2010
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
T ỷ l ệ ( % ) 1.Cá 2.Mực 3.Tôm 4.Loại khác
Nhận xét:
- Về chất lượng.
Đối với Công ty, nguồn nguyên liệu được giao trực tiếp tại xưởng nên Công ty chỉ quan tâm đến việc bảo quản nguyên liệu tại xưởng sau khi đã tiếp nhận nguyên liệu xong. Còn việc bảo quản từ địa điểm thu gom đến Công ty chủ yếu là các kho lạnh bảo quản tại chỗ, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Cách thức bảo quản của Công ty là bảo quản tại chỗ ở xưởng và bảo quản lạnh là chủ yếu, do các sản phẩm đông lạnh yêu cầu độ tinh sống của nguyên liệu. Dụng cụ bảo quản là các thùng nhựa, xốp hoặc gỗ cách nhiệt để giữ độ lạnh cho nguyên liệu trong thùng khi bảo quản.
- Về giá cả thu mua
Giá cả nguyên liệu thủy sản cũng biến động theo thị trường và đặc biệt theo mùa vụ. Do đó việc xác định giá mua nguyên liệu của Công ty cũng dựa trên giá cả thị trường.
-Về phương thức thu mua
Công ty chủ yếu thu mua trực tiếp qua đại lý nậu vựa và một phần nhỏ của ngư dân không qua nậu vựa.
+ Sản lượng nguyên liệu thu mua tại Công ty trong địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng lớn.
Phương thức thu mua là mua tại xưởng và nguồn cung cấp chính là các đại lý nậu vựa và một phần của ngư dân chở đến Công ty.
+ Thu mua tại chỗ rồi gia công thành phẩm (mua nguyên liệu ngoài tỉnh). Mua nguyên liệu ở ngoài tỉnh thì khó khăn cho Công ty trong công tác vận chuyển và bảo quản do khoảng cách xa. Đối với các địa phương lân cận tỉnh Khánh Hòa, Công ty có thể mua nguyên liệu rồi vận chuyển về xưởng sản xuất, còn đối với những nơi xa thì Công ty có thể mua nguyên liệu rồi gia công tại đó xong mới chuyển về Công ty.
2.3.3.2. Tình hình xuất khẩu của công ty
Bảng 2.11: Tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa năm 2009_2011 Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Gía trị (+/-) Tỷ lệ (%) Gía trị (+/-) Tỷ lệ (%) Sản lượng XK Tấn 1,427.29 1,228.99 1,211.48 (198.3) (13.89) (17.51) (1.42) Kim ngạch XK USD 6,891,156 7,375,533 8,011,158 484,377 7.02 635,624 8.62
Gía XK bình quân USD/kg 4.9 6 6.61 1.1 22.45 0.61 10.17
Nhận xét:
Sản lượng xuất khẩu năm 2010 giảm so với 2009 nguyên nhân là mặt hàng mực đông, ốc đông, ghẹ đông, tôm đông xuất sang thị trường Đài Loan giảm mạnh giảm đến gần 50%, mà Đài Loan là một thị trườg truyền thống của công ty. Trong năm nay thì lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng giảm đáng kể giảm đến 45.84% cũng do thị trường này tạm ngưng nhập mặt hàng tôm và mực.
Sang năm 2011 sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm từ 1,228.99 tấn (2010) xuống còn 1,211.48 tấn (2011), nguyên nhân là do ở giai đoạn này việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, với công tác nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng ít được đẩy mạnh.
Mức giá xuất khẩu bình quân của Công ty trong các năm liên tục tăng vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín nên được thị trường ưa chuộng vì vậy xuất khẩu được với giá cao hơn. Tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu qua các năm đều tăng bởi vì hàng thủy sản của công ty rất được ưa chuộng tại Australia thị trường này chấp nhận một giá cao hơn và lượng đặt hàng lớn hơn và ổn định, còn ở các thị trường khác giá cũng tăng nhưng mức độ nhẹ vì chất lượng của công ty đã được năng cao và không có hàng bị trả về.
Tình hình xuất khẩu theo thị trường
Bảng 2.12: Thị trường Xuất Khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thúy sản Khánh Hòa năm 2009– 2011
ĐVT: USD
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Thị trường
Giá trị % Giá trị % Gía trị % Giá trị(+/-) Tỷ lệ(%) Gía trị(+/) Tỷ lệ(%)
Đài Loan 167,103 2.42 84,568 1.15 30,734 0.38 (82,535) (49.39) (53,833) (63.70) Nhật Bản 1,873,889 27.19 1,014,928 13.76 1,463,455 18.27 (858,961) (45.84) 448,527 44.20 Singapore 104,650 1.52 112,947 1.53 334,855 4.18 8,297 7.93 221,907 196.50 Australia 4,157,368 60.33 5,141,857 69.72 4,978,727 62.15 984,488 23.68 (163,130) (3.20) Hàn Quốc - - 437,035 5.93 120,606 1.51 437,035 - (316,428) (72.40) Canada 588,144 8.53 540,565 7.33 1,022,156 12.76 (47,579) (8.09) 481,590 89.10 Italya 60,624 0.76 - - 60,624 100.00 Trung Quốc - - 43,632 0.59 - 0.00 43,632 - (43,632) (100.00) Tổng cộng 6,891,156 100 7,375,533 100 8,011,158 100.00 484,377 7.03 635,624 8.60
Nhận xét:
Australia, Canada, Nhật Bản là 3 thị trường có thị phần lớn nhất của công ty, đây là 3 thị trường khá ổn định về đơn đặt hàng lẫn số lượng; công ty cần chú trọng hơn về 3 thị trường này vì vậy cần phải có những biện pháp về xúc tiến sản phẩm, nâng cao các dịch vụ sau bán hàng nhằm giữ chân và khai thác nhiều hơn trên thị trường này.
Australia là thị trường chủ lực trong những năm gần đây, từ năm 2009 đến năm 2011 thị trường này đều chiếm trên 60% về giá trị xuất khẩu của Công ty. Theo nhận định của Ban lãnh đạo công ty thì thị trường này trong thời gian tới sẽ thay thế thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản, Đài Loan vì vậy Công ty rất coi trọng và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với những nhà nhập khẩu Australia.
Thị trường Nhật Bản là biến động nhiều hơn cả. Năm 2010 lượng xuất khẩu đột ngột giảm 45.84(%) so với năm 2009 là do trong năm nay khách hàng Nhật Bản đã tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng tôm và mực. Năm 2011 lượng đặt hàng lại tăng trở lại vì sự cố sóng thần làm rò rỉ nhà máy điện hạt nhân nên người tiêu dùng lo ngại về ngồn thủy sản của họ bị ảnh hưởng nên sản phẩm của công ty vẫn được nhập với mức giá cao hơn, mặt khác sản phẩm của công ty cũng được khách hàng ưa chuộng và tìm đến.
Các thị trường khác thì tăng giảm không ổn định tùy vào nhu cầu của nhà nhập khẩu. Công ty nên có những hoạt động tìm hiểu hơn nữa về những thị trường này, làm cho sản phẩm của công ty quen thuộc hơn với người tiêu dùng từ đó mở rộng thị trường.
Một điểm hạn chế của công ty là chỉ xuất khẩu sang những thị trường truyền thống, công tác tìm kiếm thị trường mới, marketing…còn kém. Những thị trường lớn và tiềm năng như Mỹ, EU…công ty vẫn chưa thâm nhập được. Vì vậy công ty cần chú ý hơn về vấn đề này để tìm được nhiều hơn nữa những đối tác mới, tăng khả năng xuất khẩu của công ty.
Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa năm 2009– 2011
ĐVT: USD
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)
Năm Chênh lệch