Khái quát về thị trường Australia

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa sang thị trường australia (Trang 88 - 126)

2.4.1.1. Tổng quan chung

Là lục địa rộng lớn được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía Đông; Ấn Độ Dương ở phía Tây; Biển Arafura ở phía Bắc và Nam Đại Dương ở phía Nam, với diện tích: 7.692.000 km2; Dân số: 22.515.754 người. Người châu Âu chiếm (92%), châu Á (6%), thổ dân (2%).

Australia có nền kinh tế công, nông nghiệp khá phát triển. Trước kia hai ngành chủ yếu và góp phần lớn vào GDP là chăn nuôi, trồng trọt. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Úc thay đổi cơ cấu kinh tế và nay ngành công nghiệp chế tạo phát triển mạnh. Đặc biệt Úc là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tri thức mạnh với ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) làm mũi nhọn. Thị trường ICT của Úc có trị giá 89 tỷ USD với hơn 25000 công ty đang hoạt động và với 236000 nhân lực làm việc.

Một môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định nhất trong khu vực. Nền kinh tế Úc mang tính cạnh tranh cao và nổi bật trên thế giới trong những năm gần đây. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định khoảng 3.3%/năm kể từ năm 1990, lạm phát thấp và ổn định (2.5%/năm trong vòng 15 năm gần đây), tỷ lệ thất nghiệp thấp (dưới 5% hiện nay so với mức cao nhất 11% của năm 1992), Úc đang được coi là nền kinh tế mở nhất trên thế giới, phát triển năng động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Úc có một khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh.

2.4.1.2. Thị hiếu về thủy sản của người Australia

Người Australia thừa hưởng rất nhiều kỹ thuật nấu nướng từ những người nhập cư. Hầu hết những thành phố lớn của đất nước này đều nằm ở vùng duyên hải nên hải sản chiếm số lượng khá lớn trong thực đơn của các nhà hàng và các món ăn hàng ngày trong những gia đình Australia. Tôm, sò, ốc được đánh bắt ở khu vực bờ

biển của những hòn đảo. Cá ngừ lớn và barramundi là những loại cá đặc sản của nước Australia. Thịt của các loại cá này được dùng trong các món mì, nui, món sushi và thịt cá phi lê, tượng trưng cho rất nhiều nét văn hóa đã ảnh hưởng đến quốc gia này.

Một nghiên cứu ẩm thực gần đây chỉ ra những xu hướng khá thú vị tại Australia trong năm 2012. Cô Naomi Brooker, người thực hiện nghiên cứu từ công ty quan hệ công chúng Weber Shandwick, cho biết có bốn xu hướng chính:

- Nhiều người Australia muốn được thưởng thức các món ăn dành cho người sành ăn nhưng dễ chế biến. Những món ăn cao cấp được chế biến sẵn cùng với các loại thực phẩm chất lượng cao hiện đang có mặt trên thị trường giúp những người nội trợ rút ngắn khâu chuẩn bị phức tạp để có thể nấu một bữa ăn cầu kỳ ngay tại tư gia.

- Sử dụng các sản phẩm được nuôi trồng tại địa phương và theo phương pháp hữu cơ là một xu hướng phổ biến hiện nay. Người Úc muốn biết được nguồn gốc thực phẩm họ sử dụng đến từ đâu và được nuôi trồng như thế nào cũng như hương vị tự nhiên hay qua chế biến công nghiệp.

- Người tiêu dùng Úc ngày càng quan tâm đến các sản phẩm có tình bền vững cao và các thương hiệu có những hoạt động xã hội tạo ảnh hưởng tốt đến cộng đồng. Việc chọn mua thực phẩm không đơn thuần quyết định bởi hương vị mà còn vì ảnh hưởng của nó đến môi trường và xã hội.

- Việc kết hợp các hương vị và phương thức chế biến từ các nền ẩm thực trên toàn cầu hiện rất phổ biến tại Australia.

Thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người Australia rất đa dạng và tinh tế. Người dân Australia ý thức được rằng các sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và ít chất béo…cần thiết cho cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh khó chữa của cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy, người dân Australia càng trở nên khắc khe hơn đối với các sản phẩm thủy sản nên hàng thủy sản khi thâm nhập vào thị trường Australia cần phải đảm bảo:

cỡ, cách đóng gói bao bì phải đồng nhất.

Chất lượng sản phẩm phải đảm bảo an toàn, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không lẫn tạp chất, không bị nhiễm khuẩn, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường.

Gía cả sản phẩm phải hợp lý, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng có như thế mới chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

2.4.1.3. Kênh nhập khẩu và phân phối hàng hóa của Australia

Các kênh nhập khẩu của Australia tương tự với kênh nhập khẩu ở các nước phát triển khác. Đối với hầu hết hàng hóa từ các nước đang phát triển, khách hàng Australia sẽ là những nhà chuyên nhập khẩu hoặc các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn mua hàng thông qua các đại lý của họ ở nước ngoài.

Về mặt thuật ngữ, các nhà nhập khẩu Australia có thể được phân loại theo các hình thức sau:

- Nhà nhập khẩu/người bán buôn: là những người chuyên nhập khẩu một chủng loại hàng hóa riêng hoặc hoạt động như những nhà nhập khẩu 1 bán buôn tổng hợp, sau đó bán lại hàng hóa của họ cho nhưng người bán lẻ hoặc người sử dụng cuối cùng. - Đại lý hưởng hoa hồng: là nhà cung cấp hàng hóa cho những nhà nhập khẩu hoặc người sử dụng cuối cùng khác, nhưng bản thân họ không nhập khẩu trực tiếp những đại lý này chỉ đơn thuần nhận hoa hồng từ nhà cung cấp nước ngoài và các hoạt động của họ thường giới hạn với các mặt hàng gia dụng và hàng dệt.

- Nhà sản xuất/người sử dụng cuối cùng: một số nhà sản xuất hoặc người sử dụng cuối cùng sẽ nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu đầu vào trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài, nhưng thông thường họ mua hàng từ các nhà chuyên nhập khẩu.

- Những người bán lẻ: những người bán lẻ qui mô lớn nhập khẩu lên tới 20% lượng hàng họ cần thông qua các đại lý mua hàng của họ ở nước ngoài. Số lượng hàng hóa còn lại được mua hoặc từ nhà sản xuất trong nước hoặc từ những nhà chuyên nhập khẩu. Rất ít người bán lẻ qui mô nhỏ nhập khẩu trực tiếp.

Trong một số trường hợp, các thủ tục nhập khẩu có thể phức tạp hơn. Ví dụ, một nhà sản xuất thực phẩm lớn có thể nhập khẩu trực tiếp một số loại gia vị họ cần và

bán lượng hàng thừa cho các nhà sản xuất thực phẩm khác. Một người bán lẻ lớn có thể nhập khẩu trực tiếp một số lượng lớn quần áo trẻ em để bán, hoặc mua qua một nhà nhập khẩu khác những bộ đồ khó nhập hơn và mua phần lớn tượng hàng còn lại họ cần từ gần 20 nhà sản xuất trong nước.

2.4.1.4. Những quy định về xuất khẩu thủy sản sang Australia

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy

sản Việt Nam (VASEP) thông báo, Cục Thanh tra và Kiểm dịch Australia (AQIS) vừa ra quyết định sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng Malachite Green trong thuỷ sản nuôi nhập khẩu.

Theo quyết định này, tất cả thuỷ sản nuôi có mã số thuế quan tham chiếu theo AQIS (mã số 0302, 0303 và 0304) sẽ được lấy mẫu, kiểm tra Malachite Green và Leucomalachite Green. Đó là các sản phẩm thủy sản philê, bỏ đầu/bỏ ruột, nguyên con, đông lạnh hoặc ướp lạnh. Tỷ lệ kiểm tra là 5%.

Khi nhập hàng vào, các nhà nhập khẩu hoặc nhà môi giới phải xuất trình tờ khai của nhà sản xuất, nêu rõ thuỷ sản được nuôi hay đánh bắt từ tự nhiên. Nếu được khai là có nguồn gốc nuôi trồng, thì lô thuỷ sản đó sẽ được lấy mẫu và kiểm tra dư lượng Malachite Green.

Các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu tuân thủ đúng Bộ luật Tiêu chuẩn thực phẩm Australia - New Zealand. Các sản phẩm thủy sản nhập vào nước này, trong đó có thủy sản Việt Nam, phải đạt giới hạn cho phép. Trong trường hợp có dư lượng Malachite Green và Leucomalachite Green, các nhà phân tích (do AQIS chỉ định) sẽ lấy mức giới hạn dư lượng ghi báo cáo là 0,002 mg/kg.

AQIS đã thực hiện Chương trình giám sát thực phẩm nhập khẩu (IFP) từ đầu những năm 1990. Tất cả thực phẩm nhập khẩu vào Australia đều phải tuân thủ các yêu cầu của Luật Kiểm dịch năm 1908 và Luật Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992.

Hiện chỉ có những mặt hàng thuỷ sản có mã số thuế 0302, 0303 và 0304 phải qua kiểm tra dư lượng Malachite Green. Các sản phẩm thuỷ sản đã qua chế biến như ngâm muối, xấy khô, đồ hộp và hun khói sẽ không bị kiểm tra. Tuy nhiên, yêu cầu này có thể được sửa đổi sau khi có thêm các thông tin cần thiết.

Theo tin từ Vasep, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia thông báo đến Vasep việc Cơ quan Kiểm dịch Australia (AQIS) đã phát hiện một số lô hàng thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam như: thịt cua đông lạnh (Frozen crab meat), nghêu nguyên con (Whole clams), nghêu trắng đông lạnh (Frozen white clams), cá diêu hồng bỏ ruột (Red Tilapia Gutted) và cá basa thịt vàng làm sạch (Yellow Catfish Cleaned) vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia.

Căn cứ vào các kết quả kiểm dịch hiện tại, AQIS sẽ thực hiện lệnh kiểm tra 100% lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu cho tới khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của nước này.

Từ 1/11/2010, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể bị phạt 100.000 AUD nếu khối lượng đóng gói nhập khẩu không đúng như ghi trên bao bì.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Australia không nhận đơn hàng đề nghị cung cấp thủy sản đóng gói với khối lượng tịnh dưới 100% khối lượng in trên bao bì (có tỷ lệ mạ băng). Yêu cầu trên nhằm tránh những rủi ro đối với hàng xuất khẩu và uy tín của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Australia.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng cường liên hệ với các đối tác trước những ngày Lễ, Tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồn cung. Đồng thời cần chú trọng hơn nữa việc thiết lập, củng cố quan hệ đối tác, cải tiến chất lượng, mẫu mã để đáp ứng quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản tại thị trường Australia.

Thông tin mới đây từ thị trường Australia, nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Australia khi mua những sản phẩm thủy sản nhập khẩu, Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản nước này đã áp dụng luật mới.

2.4.1.5. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia

Tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Australia khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt của Australia trong khu vực Châu Á_Thái Bình Dương. Bộ trưởng Australia nhấn mạnh: “quan hệ song phương Australia_Việt Nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ, đặc biệt từ khi 2 nước kí Hiệp định Australai_Việt Nam năm 2009”. Trong thập niên vừa qua thương mại song phương đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 10% mỗi

năm và vượt ngưỡng 6 tỷ AUD trong năm 2011. Hiện nay Australia là đối tác thương mại lớn thứ 13 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia đạt 97,566,707 USD tăng 14.5% so với cùng kì. Hiện nay,Việt Nam có khoảng 71 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Australia, trong đó có những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, hiện tại thuế xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Australia ở mức 0%, đây đang là lợi thế khá lớn để hàng thủy sản của nước ta nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường này. [18] Là thị trường nhập khẩu rất nhiều cá philê đông lạnh, cá tươi... người tiêu dùng Australia rất thích dùng cá thịt trắng. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng được những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Cho đến nay, người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Australia tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy đây cũng là một dấu hiệu tốt cho ngành xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia.

2.4.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường Australia2.4.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 2.4.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.16: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2009 - 2011

Đvt: USD

Năm

2009 2010 2011

Thị trường

Giá trị % Giá trị % Gía trị %

Đài Loan 167,103.20 2.42 84,568.08 1.15 30,734.10 0.38 Nhật Bản 1,873,889.64 27.19 1,014,928.02 13.76 1,463,455.70 18.27 Singapore 104,650.00 1.52 112,947.50 1.53 334,855.00 4.18 Australia 4,157,368.83 60.33 5,141,857.20 69.72 4,978,727.00 62.15 Hàn Quốc - - 437,035.35 5.93 120,606.60 1.51 Canada 588,144.78 8.53 540,565.72 7.33 1,022,156.05 12.76 Italya - - - - 60,624.00 0.76 Trung Quốc - - 43,632.00 0.59 - 0 Tổng cộng 6,891,156.45 100 7,375,533.87 100 8,011,158.45 100

Nhận xét:

Có thể thấy rằng, trong tất cả các điểm đến xuất khẩu của doanh nghiệp thì Australia là thị trường có mức tăng trưởng kim ngạch tương đối đều và ổn định nhất trong giai đoạn 2009 – 2011 (60.33%, 69.72%, 62.15%). Tuy rằng thực tế Australia không phải là thị trường xuất khẩu truyền thống và lâu năm nhất của doanh nghiệp, vốn là của Đài Loan và Nhật Bản. Đài Loan và Nhật Bản là hai điểm đến xuất khẩu trong nhiều năm liền của doanh nghiệp và vẫn đem lại cho doanh nghiệp giá trị xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây (2009 – 2011) do nhu cầu ở hai thị trường này ngày càng giảm cùng với những quy định khắt khe về kiểm định chất lượng hàng thủy sản nên kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan và Nhật Bản có xu hướng chững lại và đi xuống. Vì thế, Australia cùng với Hàn Quốc được đánh giá là những thị trường sẽ thay thế các thị trường truyền thống Đài Loan và Nhật Bản.

Bảng 2.17: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa vào thị trường

Australia năm 2009 – 2011 Chênh lệch Năm Sản lượng (tấn) Kim ngạch(USD) Sản lượng(tấn) Kim ngạch(USD) 2009 475.97 4,157,368.83 2010 581.86 5,141,857.20 105.89 984,488.37 2011 562.15 4,978,727.00 (19.65) (163,130.20) (Nguồn: Phòng kế toán tài v)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng xuất khẩu sang Australia trong 3 năm trở lại đây tăng giảm qua các năm. Năm 2010 tăng mạnh so với 2009 một lượng là 105.89 tấn tương đương 22.24% nguyên nhân là do năm 2009 toàn vầu bị khủng hoảng kinh tế nên sức tiêu thụ của Australia cũng bị ảnh hưởng, đến năm 2010 thì tình hình kinh tế ổn định nên lượng đặt hàng tăng mạnh như vậy; năm 2011 giảm một lượng nhẹ là 19.65 tấn tương đương 3.4%. Nguyên nhân là do tình hình thu mua nguyên liệu của công ty gặp nhiều khó khăn, mặt khác giá hàng năm 2011 cũng tăng so với năm 2010. Đây là mức giảm nhẹ không ảnh hưởng lắm đến tình hình sản xuất của công ty. Mặc dù sản lượng xuất sang thị trường Australia giảm nhưng

giá sản phẩm lại tăng chứng tỏ người tiêu dùng Australia rất chuộng hàng của công ty vì chất lượng sản phẩm của công ty đã được tin dùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên rất có uy tín. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này.

2.4.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu.

Bảng 2.18: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia năm 2006 – 2011.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa sang thị trường australia (Trang 88 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)