Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa sang thị trường australia (Trang 121 - 126)

1. Đối với Nhà nước

- Do nguồn nguyên liệu thủy sản phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, mang tính thời vụ và giá cả biến động thất thường nên Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản…Các biện pháp này sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu và giảm bớt gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

- Một thực trạng hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không có đầy đủ thông tin về thị trường đang tiếp cận, do đó không thấy được hết những phân khúc tiềm năng của thị trường hoặc không lường trước được những nguy cơ hay khó khăn có thể gặp phải và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Từ thực tế đó, Nhà nước cần hỗ trợ về thông tin cho doanh nghiệp hoặc cung cấp các kênh thông tin có thể truy cập, giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn.

- Nhà nước nên ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân và nông dân. Đối với ngư dân, Nhà nước có thể hỗ trợ về phương tiện, kỹ thuật đánh bắt, nhằm đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh cho vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện để nông dân nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trước hết Nhà nước cần định hướng cho người dân về thủy sản nên nuôi trồng như thế nào, những thuận lợi và khó khăn cần lưu ý.

2. Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần đưa ra các quy định tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thủy sản, các hóa chất được phép sử dụng và thông tin đến doanh nghiệp đầy đủ, rõ ràng bằng văn bản, đặc biệt là những thay đổi bổ sung trong tiêu chuẩn chất lượng của thị trường.

- Các Sở ban ngành có liên quan nên định kì tổ chức các hội thảo thương mại, tạo điều kiện để doanh nghiệp cập nhật những quy định, chính sách mới đồng thời gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia và những doanh nghiệp đi trước thành công.

3. Đối với Công ty

- Doanh nghiệp cần lên kế hoạch tài chính hiệu quả để tích lũy vốn, nhằm đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và phát triển công nghệ. Để làm được như vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần quán triệt tư tưởng cho lao động trong Công ty các quy định về tiết kiệm và nêu cao tầm quan trọng của chính sách này đối với tương lai của doanh nghiệp. - Ngoài ra, Công ty cũng cần hợp tác với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ và hợp tác thực hiện đơn hàng khi cần thiết. Việc kết nối này có thể thực hiện thông qua các hội thảo ngành nghề, hội các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh…

KẾT LUẬN.

Qua việc phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Australia, em đã đưa ra được thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này của Công ty.

Kể từ ngày thành lập, Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, đứng trước những thử thách từ môi trường kinh doanh quốc tế, việc doanh nghiệp cần làm trước hết là phải đánh giá lại hoạt động của mình, từ đó phát huy những mặt tích cực và chủ động thay đổi những mặt còn tồn tại. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới phát triển, đề ra các bước đi phù hợp và dũng cảm “bước đi”.

Em hy vọng rằng nếu các giải pháp nêu trên được thực hiện sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Công ty trong thời gian tới. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cũng như năng lực của bản thân có hạn nên luận văn không sao tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được lĩnh hội những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn để cho luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. “Giáo trình kinh tế ngoại thương”, GS.TS_ Bùi Xuân Lưu, NXB_ Lao Động,

6/2006.

[2]. “Giáo trình Các chiến lược và các kế hoạch Marketing Xuấ khẩu”, Dương Hữu

Mạnh, NXB _Thống Kê, 12/5/2005.

[3], [4], [5], [6], [7]. “Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch Ngoại thương”, PGS_Vũ Hữu Tửu, NXB_ Kinh tế Quốc dân, 2006.

[8]. Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Du lịch & Đầu Tư Tỉnh Cà Mau, 2012. http://www.camautravel.vn/vn/newsdetail/3104/xuat-khau-thuy-san-nam-2011- toan-thang-ta-da-ve.html

[9]. Nguyễn Tiến Dũng, Tạp chí Kinh Tế Việt Nam số 7 ngày 3/4/201, trang 3. [10]. Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với Biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012.

http://occa.mard.gov.vn/Content/Nam-2011-Xuat-khau-thuy-san-thang lon/2012/1/14/30912.news

[11], [12]. Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp và Thương Mại_Bộ Công Thương, 2012.

http://tntt.vn/gpmaster.gp-media.ban-tin-thuong-nghiep-thi-truong-viet-

nam.gplist.17.gpopen.4995.gpside.1.xuat-khau-thuy-san-10-thang-dau-nam-2011- tang-23-59--ve-kim-ngach-so-voi-cung-ky.asmx

[13]. Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2012.

http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_8674/Xuat-khau-thuy-san-Viet-Nam-3- thang-dau-nam-2012.htm

[14]. Quyết Định số 1690/QĐ_TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt các chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, trang 8.

[15]. Nguyễn Hải Yến, “Bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính”, Báo Hải

Phòng_Kinh Tế, 2012.

http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4910/201202/Buoc-dot-pha-trong-cai-cach-thu-

[16]. Trần Hải Ly, “Môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng thuận lợi”, Báo Mới, 2012.

http://thutuchanhchinh.vn/index.php/cau-hoi-thuong-gap/item/1421-tai-sao-cai- cach-thu-tuc-hanh-chinh-la-giai-phap-quan-trong-de-thuc-day-phat-trien-kinh-te- xa-hoi-cua-dat-nuoc?.html

[17]. TS_Nông Quốc Bình, Tp chí Lut hc tháng 2/2012, trang 3. NXB_Lao

Động

[18]. Nguyễn Hương, Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 7 (3/4/2012) trang 6. MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC:

I/ Sách:

1. Kinh tế tổ chức và quản lý ngành thủy sản- NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Nguyễn Công Bình – Đặng Kim Cương (2008). Phân tích báo cáo tài chính., Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

II/ Báo:

1. Báo “Tin tức”

2. "Thời báo kinh tế Việt Nam"

3. Báo “Đầu tư” III/ Tạp chí:

1. “Kinh tế và phát triển”

2. Tạp chí “Kinh tế thế giới”.

3. Tạp chí “Dự báo kinh tế”.

4. Tạp chí Thương mại thuỷ sản

IV/ Các báo cáo và đồ án :

1. Báo cáo: Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007. SVTH: Phạm Thế Vũ. Lớp 06CNQT01, khoa Quốc tế học, trường Đại Học Ngoại ngữ

2. Đồ án tốt nghiệp: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt dộng xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của tỉnh Khánh Hòa. SVTH: Đào Thị Cẩm Chị, Khoa kinh tế, trường ĐH Nha Trang.

3. Số liệu thống kê và báo cáo của Công ty Tnhh Một Thành Viên Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa.

V/ Các Trang Web Điện Tử _ Báo Điện Tử

1 VnEconomy (Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam)

2 http://www.vnbusiness.vn (Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam) 3 Website Hội nông dân Việt Nam

4 http://www.vasep.com.vn 5 http://www.F-network.net

6 Bài: Khái quát về ngành thủy sản Australia - http://www.fistenet.gov.vn 7 http:// www.trade.hochiminhcity.gov.vn

8 website Cục xúc tiến thương mại (VIETRADE) 9 Và một số website khác.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa sang thị trường australia (Trang 121 - 126)