Tình hình xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa sang thị trường australia (Trang 74 - 80)

Bảng 2.11: Tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa năm 2009_2011 Năm Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Gía tr (+/-) Tỷ lệ (%) Gía tr (+/-) Tỷ lệ (%) Sản lượng XK Tấn 1,427.29 1,228.99 1,211.48 (198.3) (13.89) (17.51) (1.42) Kim ngạch XK USD 6,891,156 7,375,533 8,011,158 484,377 7.02 635,624 8.62

Gía XK bình quân USD/kg 4.9 6 6.61 1.1 22.45 0.61 10.17

Nhận xét:

Sản lượng xuất khẩu năm 2010 giảm so với 2009 nguyên nhân là mặt hàng mực đông, ốc đông, ghẹ đông, tôm đông xuất sang thị trường Đài Loan giảm mạnh giảm đến gần 50%, mà Đài Loan là một thị trườg truyền thống của công ty. Trong năm nay thì lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng giảm đáng kể giảm đến 45.84% cũng do thị trường này tạm ngưng nhập mặt hàng tôm và mực.

Sang năm 2011 sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm từ 1,228.99 tấn (2010) xuống còn 1,211.48 tấn (2011), nguyên nhân là do ở giai đoạn này việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, với công tác nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng ít được đẩy mạnh.

Mức giá xuất khẩu bình quân của Công ty trong các năm liên tục tăng vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín nên được thị trường ưa chuộng vì vậy xuất khẩu được với giá cao hơn. Tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu qua các năm đều tăng bởi vì hàng thủy sản của công ty rất được ưa chuộng tại Australia thị trường này chấp nhận một giá cao hơn và lượng đặt hàng lớn hơn và ổn định, còn ở các thị trường khác giá cũng tăng nhưng mức độ nhẹ vì chất lượng của công ty đã được năng cao và không có hàng bị trả về.

Tình hình xuất khẩu theo thị trường

Bảng 2.12: Thị trường Xuất Khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thúy sản Khánh Hòa năm 2009– 2011

ĐVT: USD

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Thị trường

Giá tr % Giá tr % Gía tr % Giá trị(+/-) Tỷ lệ(%) Gía trị(+/) Tỷ lệ(%)

Đài Loan 167,103 2.42 84,568 1.15 30,734 0.38 (82,535) (49.39) (53,833) (63.70) Nhật Bản 1,873,889 27.19 1,014,928 13.76 1,463,455 18.27 (858,961) (45.84) 448,527 44.20 Singapore 104,650 1.52 112,947 1.53 334,855 4.18 8,297 7.93 221,907 196.50 Australia 4,157,368 60.33 5,141,857 69.72 4,978,727 62.15 984,488 23.68 (163,130) (3.20) Hàn Quốc - - 437,035 5.93 120,606 1.51 437,035 - (316,428) (72.40) Canada 588,144 8.53 540,565 7.33 1,022,156 12.76 (47,579) (8.09) 481,590 89.10 Italya 60,624 0.76 - - 60,624 100.00 Trung Quốc - - 43,632 0.59 - 0.00 43,632 - (43,632) (100.00) Tổng cộng 6,891,156 100 7,375,533 100 8,011,158 100.00 484,377 7.03 635,624 8.60

Nhận xét:

Australia, Canada, Nhật Bản là 3 thị trường có thị phần lớn nhất của công ty, đây là 3 thị trường khá ổn định về đơn đặt hàng lẫn số lượng; công ty cần chú trọng hơn về 3 thị trường này vì vậy cần phải có những biện pháp về xúc tiến sản phẩm, nâng cao các dịch vụ sau bán hàng nhằm giữ chân và khai thác nhiều hơn trên thị trường này.

Australia là thị trường chủ lực trong những năm gần đây, từ năm 2009 đến năm 2011 thị trường này đều chiếm trên 60% về giá trị xuất khẩu của Công ty. Theo nhận định của Ban lãnh đạo công ty thì thị trường này trong thời gian tới sẽ thay thế thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản, Đài Loan vì vậy Công ty rất coi trọng và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với những nhà nhập khẩu Australia.

Thị trường Nhật Bản là biến động nhiều hơn cả. Năm 2010 lượng xuất khẩu đột ngột giảm 45.84(%) so với năm 2009 là do trong năm nay khách hàng Nhật Bản đã tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng tôm và mực. Năm 2011 lượng đặt hàng lại tăng trở lại vì sự cố sóng thần làm rò rỉ nhà máy điện hạt nhân nên người tiêu dùng lo ngại về ngồn thủy sản của họ bị ảnh hưởng nên sản phẩm của công ty vẫn được nhập với mức giá cao hơn, mặt khác sản phẩm của công ty cũng được khách hàng ưa chuộng và tìm đến.

Các thị trường khác thì tăng giảm không ổn định tùy vào nhu cầu của nhà nhập khẩu. Công ty nên có những hoạt động tìm hiểu hơn nữa về những thị trường này, làm cho sản phẩm của công ty quen thuộc hơn với người tiêu dùng từ đó mở rộng thị trường.

Một điểm hạn chế của công ty là chỉ xuất khẩu sang những thị trường truyền thống, công tác tìm kiếm thị trường mới, marketing…còn kém. Những thị trường lớn và tiềm năng như Mỹ, EU…công ty vẫn chưa thâm nhập được. Vì vậy công ty cần chú ý hơn về vấn đề này để tìm được nhiều hơn nữa những đối tác mới, tăng khả năng xuất khẩu của công ty.

Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa năm 2009– 2011

ĐVT: USD

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2010/2011

Mặt hàng

Giá tr % Giá tr % Gía tr % Giá trị(+/-) Tỷ lệ(%) Gía trị(+/-) Tỷ lệ(%) Cá Đông 5,409,725 78.50 5,943,876 80.60 6,690,880 83.52 534,151 9.87 747,003 12.57

Cá Khô, MM,RK 1,160,622 16.80 453,835 6.150 120,606 1.51 (706,787) (60.9) (333,228) (73.43)

Tôm đông - - 43,632 0.59 25,089 0.31 43,632 - (18,542) (42.5

Mực đông 320,808 4.70 934,189 12.70 1,174,581 14.66 613,381 191.20 240,391 25.73

Nhận xét:

Mặt hàng xuất khẩu của Công ty chưa đa dạng, hầu hết là các mặt hàng đông lạnh, sơ chế và tươi sống…Tuy nhiên, Công ty chưa có các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao, một số mặt hàng không còn được xuất khẩu nữa như mực khô, ốc đông, ghẹ đông.

Mặt hàng cá đông, cá khô là những mặt hàng chủ lực luôn chiếm tỷ trọng khoảng 80-90% trong tổng kim ngạch Xuất khẩu, mặt hàng này chủ yếu được xuất sang các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản và một số thị trường như Singapore, Canada, và đặc biệt là thị trường Australia, trong những năm gần đây sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ trọng khá cao.

Những mặt hàng như ốc, ghẹ…thì không được xuất khẩu nữa vì những lý do sau: đây là những mặt hàng cần công nghệ cao vì rất khó để bảo quản đảm bảo chất lượng, chi phí để sản xuất rất lớn vì vậy giá thành rất cao, mặt khác nguồn nguyên liệu hàng năm của mặt hàng này rất ít và không ổn định vì vậy các mặt hàng này không được sản xuất nữa.Tuy nhiên công ty nếu có điều kiện để đầu tư sản xuất vào mặt hàng này thì sẽ đạt được lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa sang thị trường australia (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)