8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệmmức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tìm hiểu sự đánh giá của các chuyên gia về mức độ cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đề xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm
- Đối tượng khảo nghiệm: Các chuyên gia là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng trường THCS.
- Nội dung khảo nghiệm: Các biện pháp đề xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo hoạt động tự đánh giá trường THCS.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Điều tra bằng phiếu hỏi.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm với 52 chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục các cấp tham gia chỉ đạo thực hiện công tác KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá (04 lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; 16 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và 32 Hiệu trưởng trường THCS của 8 phòng GD&ĐT huyện, thị xã), kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tên biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận
thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên.
80,77 19,23 0 80,77 19,23 0
2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. 79,17 20,83 0 76,92 23,08 0 3. Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh
giá. 77,08 22,92 0 75,00 25,00 0
4. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá.
75,00 25,00 0 71,15 28,85 0 5. Kiểm tra , giám sát việc thực
hiện hoạt động tự đánh giá , tổng kết và phổ biến kinh nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp đề xuất là phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bắc Kạn với 100% ý kiến tán thành. Về tính khả thi của các biện pháp 100% ý kiến tán thành, mỗi biện pháp được áp dụng có ưu thế riêng nhưng chúng có quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy cần thiết phải có kế hoạch thực hiện ngay các biện pháp đó, góp phần thực hiện tốt hoạt động tự đánh giá trường THCS, đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 3
1. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn của các trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Các biện pháp được đề xuất đều hướng vào việc nâng cao nhận thức, năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phương thức triển khai, cách thức kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong báo cáo tự đánh giá.
3. Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt phù hợp với đơn vị, nhà trường.
4. Để tự đánh giá có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong thực tế nhà trường cần có các điều kiện vật chất và tinh thần, có cơ chế hỗ trợ, khai thác các nguồn lực theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu thu được ở trên đây, chúng tôi rút ra được các kết luận sau đây:
1. Chất lượng giáo dục có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các trường phổ thông, đối với vận mệnh của giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nhân lực cho đất nước.
2. KĐCLGD là phương pháp, là con đường để tạo động lực cho các nhà trường đảm bảo chất lượng giáo dục của chính mình. KĐCLGD không chỉ giúp cho các trường định hướng chất lượng mà còn chỉ rõ con đường để đạt chất lượng đó như thế nào.
3. Tự đánh giá là một khâu quan trọng và giữ vai trò then chốt của quá trình thực hiện KĐCLGD, nó liên quan đến toàn bộ công tác quản lý chất lượng giáo dục trong nhà trường.
4. Hoạt động tự đánh giá trường THCS ở mỗi địa phương không hoàn toàn giống nhau, do vậy cần được nghiên cứu nghiêm túc cả lý luận và thực tiễn để có các biện pháp chỉ đạo phù hợp mới đem lại chất lượng và hiệu quả mong muốn.
5. Hoạt động tự đánh giá trường THCS theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn hạn chế, bất cập, nguyên nhân chính là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự quán triệt về mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD, cũng như kỹ thuật tự đánh giá.
6. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng chỉ đạo hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS của phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT Bắc Kạn, luận văn đề xuất các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá phù hợp với giai đoạn mới:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá.
- Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá.
- Kiểm tra , giám sát việc thực hiện hoạt động tự đánh giá , tổng kết và phổ biến kinh nghiệm.
7. Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi. Mỗi một biện pháp có một vị trí quan trọng trong hệ thống các biện pháp, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau, từ đó mang lại chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các trường THCS trên tỉnh Bắc Kạn.
2. Khuyến nghị
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu của đề tài và để các biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn, chúng tôi xin kiến nghị như sau:
2.1. Với Bộ GD&ĐT
- Sớm xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí trong công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông tạo điều kiện cho các Sở GD&ĐT có căn cứ triển khai đồng bộ.
- Trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS và Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (ban hành theo Thông tư số
06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010) xây dựng tiêu chuẩn dùng chung cho
KĐCLGD và đánh giá, công nhận trường chuẩn quốc gia để giảm số lượng văn bản, nội dung công việc cho các nhà trường, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý trường học, chất lượng giáo dục.
- Chỉ đạo các trường sư phạm xây dựng và triển khai giảng dạy các nội dung về KĐCLGD tương ứng các trình độ đào tạo giúp cho sinh viên các trường sư phạm có kiến thức cơ bản về KĐLCGD phục vụ công tác sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2. Với Sở GD&ĐT
- Tiếp tục đầu tư kinh phí nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị cho các nhà trường THCS, có kế hoạch dài hạn tiếp tục đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về KĐLCGD cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp từng bước chuẩn hóa đội ngũ kiểm định viên để thực hiện tốt đánh giá ngoài.
2.3. Với các phòng GD&ĐT
- Chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kịp thời quá trình thực hiện của các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông đã được công nhận hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục khi thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tham mưu với UBND cấp huyện; phối hợp với các ban, ngành ở địa phương để tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
2.4. Với các trường THCS
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên.
- Thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Trong đó có nội dung về hoạt động tự đánh giá và KĐCLGD.
- Huy động các nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ thực hiện công tác KĐCLGD, xây dựng lộ trình thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng đề ra trong báo cáo tự đánh giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Vụ Pháp chế (2005), Tìm hiểu luật Giáo dục 2005, NXB Giáo dục.
2. Bộ GD&ĐT (2008), Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục.
3. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường trung học cơ sở.
5. Bộ GD&ĐT - Cục KT&KĐCLGD (2009), Tài liệu tập huấn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
6. Bộ GD&ĐT (2009), Công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông.
7. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê HN.
9. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.
10. Học viện hành chính quốc gia (1994), Giáo trình về quản lý hành chính nhà nước.
11. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra và đánh giá trong dạy - học đại học, NXB Giáo dục.
13. Trịnh Trúc Lâm (2002), Địa lý tỉnh Bắc Kạn, Sở GD&ĐT Bắc Kạn. 14. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, Trường CBQL TWI.
15. Trần Quốc Thành (2000), Khoa học quản lý đại cương, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Sở GD&ĐT (2011), Báo cáo số liệu thống kê mạng lưới trường, lớp,
học sinh và cơ sở vật chất năm học 2010-2011.
17. Sở GD&ĐT (2011), Báo cáo tổng kết công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2010-2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm
học 2011-2012.
18. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 19. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Phạm Viết Vượng chủ biên (2010), Quản lý hành chính nhà nước và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC
1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 12 /2009/TT-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2009
THÔNG TƢ
Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng trung học cơ sở
BỘ TRƢỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 6 năm 2009.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc CP;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước;
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam; - Hội Khuyến học Việt Nam; - Hội Cựu Giáo chức Việt Nam; - Như Điều 3; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD. KT. BỘ TRƢỞNG THỨ TRƢỞNG THƢỜNG TRỰC (Đã ký) Bành Tiến Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng trung học cơ sở
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12 /2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chƣơng I
QUY ĐỊNH CHUNG
Tiêu chuẩn 1: Chiến lƣợc phát triển của trƣờng trung học cơ sở
1. Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai.
a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê duyệt; b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục;
c) Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của Sở GD&ĐT hoặc Website của trường (nếu có).
2. Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.
a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của