Thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD

Ý thức được tầm quan trọng về sự thay đổi trong nhận thức của các đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,... là yếu tố có tính quyết định đến mức độ thành công của việc thực hiện KĐCLGD tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Ngay sau khi Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng ban hành, ngành GD&ĐT Bắc Kạn đã từng bước đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, sự cần thiết và mục tiêu thực hiện KĐCLGD, thống nhất nhận thức trong toàn ngành, chuyển nhận thức thành quyết tâm thực hiện.

Ngành đã tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh cùng tham gia phổ biến, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của việc thực hiện công tác KĐCLGD các nhà trường phổ thông. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, báo Bắc Kạn đưa nhiều thông tin, bài, chuyên đề trao đổi về KĐCLGD.

Tổ chức hội nghị cho cán bộ quản lý giáo dục địa phương nghiên cứu học tập các văn bản của Bộ GD&ĐT về thực hiện KĐCLGD. Từ chỗ làm cho đội ngũ cán bộ quản lý địa phương hiểu sâu sát đã trở thành hạt nhân phổ biến, tuyên truyền tại các địa phương, trường học giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội có nhận thức đúng đắn và ủng hộ ngành GD&ĐT thực hiện công tác KĐCLGD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)