Quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.7.Quản lý trường THCS

Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục, đào tạo. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó, nhằm đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và đối với từng

học sinh” [9].

Quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa nhà trường với xã hội và quản lý hành chính trong nhà trường (quản lý bên trong hệ thống).

Quản lý bên trong nhà trường gồm: Quản lý sư phạm tức là có thể quản lý các quá trình GD&ĐT và các điều kiện vật chất, tài chính, nhân lực,...

Trong đó quá trình giáo dục đào tạo là một hệ thống gồm 6 thành tố: - Mục đích giáo dục;

- Nội dung giáo dục; - Phương pháp giáo dục; - Thầy giáo;

- Học sinh;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một nhà trường thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT có hiệu quả là nhờ các thành tố, đặc biệt quan hệ giữa các thành tố với nhau, làm cho hệ thống các thành tố vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau đưa lại kết quả mong muốn, đó chính là hoạt động quản lý của người quản lý nhà trường.

Cấp THCS thuộc bậc học trung học, là cấp học nối liền bậc TH và cấp THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9, trẻ em bước vào lớp 6 THCS là 11 tuổi, trường THCS gắn liền với địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn hoặc liên xã, là trung tâm văn hoá của địa phương, chịu sự quản lý trực tiếp của phòng GD&ĐT, sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí của trƣờng THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

*. Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý trường THCS, giúp việc cho hiệu trưởng có một số phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng do phòng GD&ĐT đề nghị UBND huyện bổ nhiệm. Hiệu trưởng là thủ trưởng và có thẩm quyền cao nhất về chuyên môn và hành chính trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của nhà trường, trước cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về

GDMN: Nhà trẻ, Mẫu giáo, trường mầm non GDPT: BậcTiểu học, Bậc trung học Trường Tiểu học Trường THCS Trường THPT GDĐH: Cao đẳng, Đại học Trường Dạy nghề Trường THCN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển giáo dục ở địa phương. Hiệu trưởng thay mặt cho nhà trường giao tiếp với các tổ chức, các lực lượng xã hội, phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện mục tiêu giáo dục của địa phương.

Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong trường, lãnh đạo nhà trường, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng. Công đoàn giáo dục, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội đồng trường,... hoạt động trong khuôn khổ nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục.

Quản lý trường THCS phải đạt được mục tiêu và những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục THCS quy định trong Luật Giáo dục 2005:

Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển

những kết quả của giáo dục tiểu học; có những học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học

trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[1].

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã

học ở tiểu học, đảm bảo học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kỹ

thuật và hướng nghiệp”[1].

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,

chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem

lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1].

Quản lý nhà trường, hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý:

Kế hoạch hoá: Đề ra các mục tiêu phát triển nhà trường, xây dựng kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức: Dựa vào hướng dẫn, quy định của cấp trên, hiệu trưởng xây

dựng cơ cấu bộ máy, quy định mối quan hệ, sắp xếp giáo viên nhằm phát huy tối đa năng lực, ưu thế của các thành viên trong bộ máy. Xây dựng các quan hệ ngoài nhà trường để phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng; xây dựng các quy định nội bộ, các quan điểm thực hiện, tạo sự đồng bộ, đồng thuận.

Chỉ đạo: Điều khiển thực hiện kế hoạch, điều chỉnh tốc độ, biên độ

hướng tới đích, xác định ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện kế hoạch; lôi cuốn tập thể sư phạm và các lực lượng giáo dục, phối hợp các nỗ lực của cả hệ thống. Quá trình chỉ đạo là quá trình sử dụng hợp lý các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục thuyết phục.

Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tính

phù hợp của các quyết định quản lý, giúp cho việc điều chỉnh trong quản lý, ngăn chặn sai sót, đồng thời khuyến khích, động viên các thành viên tích cực làm việc trên cơ sở đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh các tiêu chuẩn đo lường kết quả thực hiện.

Quản lý trường học là quản lý đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức quá trình dạy và học. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục của Bộ GD&ĐT có trở thành hiện thực hay không là ở trường học, thông qua các cấp quản lý giáo dục địa phương. Quản lý trường THCS khác với quản lý của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT bởi tính chất tác nghiệp của quản lý trường học cao hơn, tính chất hành chính thì giảm nhẹ hơn.

1.3. Kiểm định chất lƣợng giáo dục

1.3.1. Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định là bước cuối cùng của công tác quản lý chất lượng, đây là hoạt động đánh giá tổng thể sản phẩm hoặc đánh giá các nguồn lực của một tổ chức hay điều kiện của một quá trình hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KĐCLGD là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá chất lượng đào tạo (đầu ra) và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực được quy định, là hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ đạt tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra và tránh các sai sót trong quá trình giáo dục. Hoạt động chủ yếu của KĐCLGD nhằm công nhận các cơ sở giáo dục đã đạt các chuẩn mực quy định.

KĐCLGD là hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức độ đạt mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đây chính là biện pháp quản lý nhà nước đối với nhà trường làm cho nhà trường chuẩn hóa để đạt chất lượng quốc gia.

1.3.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với các trường: TH, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (gọi

chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc loại hình công lập, tư thục trong hệ

thống giáo dục quốc dân: “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo

dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” [3].

Như vậy, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường

Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất

Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.

Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.

Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.

Khi đánh giá thì tiêu chí được xác định đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt; chỉ số được đánh giá đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là cơ sở để nhà trường thực hiện tự đánh giá và cũng là cơ sở để cơ quan kiểm định chất lượng đánh giá nhà trường.

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) gồm các bước:

1. Tự đánh giá của nhà trường.

2. Đăng ký KĐCLGD của nhà trường.

3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.

4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận KĐCLGD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả kiểm định chất lượng của các nhà trường được công bố rộng rãi để xã hội theo dõi, giám sát, các nhà trường phải phấn đấu liên tục để không ngừng nâng cao chất lượng của mình.

1.4. Tự đánh giá trong quản lý chất lƣợng giáo dục

1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Mục đích tự đánh giá là tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký KĐCLGD.

Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, là quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong nhà trường, đòi hỏi tính khách quan, trung thực, công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy.

1.4.2. Mục tiêu, nội dung tự đánh giá

Thông qua tự đánh giá để nhà trường THCS xác định tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, tư liệu, số liệu thống kê

(thông tin, minh chứng) theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.

- Các thành viên của Hội đồng tự đánh giá thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà trường.

- Viết báo cáo tự đánh giá.

- Tham khảo ý kiến của cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về báo cáo tự đánh giá để bổ sung, hoàn thiện.

Nội dung tự đánh giá tập trung vào đánh giá mức độ đáp ứng của nhà trường so với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ở các góc độ, các phương diện của nhà trường THCS cụ thể về:

- Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở. - Tổ chức và quản lý nhà trường.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục. - Tài chính và cơ sở vật chất.

- Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. - Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

1.4.3. Quy trình tự đánh giá trường THCS

Quy trình tự đánh giá của trường THCS, gồm các bước sau: - Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

- Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. - Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. - Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

- Viết báo cáo tự đánh giá. - Công bố báo cáo tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.4. Vai trò của nhà trường và phòng chức năng trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá ở trường THCS

Nội dung quản lý của hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện hoạt động tự đánh giá là tập trung quản lý, chỉ đạo thực hiện các công việc: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá, lập báo cáo tự đánh giá, theo tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, từ kết quả tự đánh giá xác định kế hoạch cải tiến chất lượng để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học, hiệu quả giáo dục.

Phòng KT&QLCLGD là phòng chức năng của Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác KĐCLGD các cơ sở giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 105)